Bộ Công Thương hiện đang xây dựng các quy định ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam hoặc hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam sau những sự việc nhập nhèm xuất xứ hàng hóa như Khaisilk và Asanzo.

Đang xây dựng tiêu chí hàng gắn mác 'Made in Vietnam'

tuyetnhung | 04/07/2019, 06:15

Bộ Công Thương hiện đang xây dựng các quy định ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam hoặc hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam sau những sự việc nhập nhèm xuất xứ hàng hóa như Khaisilk và Asanzo.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện Bộ Công Thương đang xúc tiến các công việc để xây dựng thông tư quy định ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam hoặc hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam.

Trong quá trình thảo luận về dự thảo thông tư này, hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ như quy định tại Nghị định 31 cộng thêm một số điều kiện nữa thì sẽ được gắn mác “Made in Vietnam”.

Bởi Nghị định 31 mới chỉ xác định xuất xứ hàng hóa để cấp các C/O theo các hiệp định thương mại, tức là đã có một quy định tương đối về xuất xứ hàng hóa rồi nhưng chưa có ràng buộc quy định đó với việc gắn mác “Made in Vietnam”.

Khi có quy định rõ ràng, doanh nghiệp có cơ sở xác định gắn mác “Made in Vietnam” lên sản phẩm. Còn cơ quan quản lý nhà nước cũng có cơ sở xác định doanh nghiệp vi phạm quy định gắn mác hay không. Nói chung xã hội cần một quy định như vậy để cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ thực hiện.

Theo Bộ Công Thương, trong tài liệu tuyên truyền cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được xây dựng và công bố vào tháng 11.2012, không sử dụng thuật ngữ "Made in Vietnam" mà chỉ có 2 khái niệm về hàng Việt Nam và hàng hóa thương hiệu Việt.

"Cụ thể, hàng Việt Nam là sản phẩm hàng hóa được sản xuất, lắp ráp và các dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam; không phải hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài. Còn hàng hóa thương hiệu Việt là sản phẩm do các DN, nhà sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam sở hữu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam", lãnh đạo bộ này giải thích.

Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ trong nước chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật hiện hành như Luật Chất lượng; Luật Đo lường; Luật An toàn thực phẩm; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật…

Liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các hiệp định thương mại, Bộ Công Thươngcho biết, phương pháp xác định xuất xứ phổ biến nhất là xác định hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trong sản phẩm, xác định xem giá trị được tạo ra tại khu vực có liên quan là bao nhiêu. Nếu khu vực là một nước, thí dụ Việt Nam, thì xem phần giá trị được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu; nếu khu vực là ASEAN thì xem phần giá trị được tạo ra trong phạm vi ASEAN.

Nếu các nước tham gia FTA thống nhất quy định RVC là 30% thì một sản phẩm sẽ được coi là sản phẩm của Việt Nam (hoặc của ASEAN) nếu giá trị tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam (hoặc ASEAN) bằng hoặc lớn hơn 30%. Mức RVC này có thể khác nhau theo mặt hàng, tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

Ví dụ, trong Hiệp định TPP trước đây, RVC áp dụng cho mặt hàng ôtô có thể lên tới 55%. Một trường hợp cực đoan của RVC là “sản xuất toàn bộ”, tương đương RVC 100%, thường được áp dụng cho nông sản tươi sống như thủy sản, hoa quả.

Phương pháp phổ biến tiếp theo là sử dụng Biểu HS (Biểu phân loại hàng hóa trong thương mại quốc tế) để xác định xuất xứ. Biểu này được xây dựng theo chương (HS 2 số), chương chia ra thành các đầu mục (HS 4 số), đầu mục chia tiếp thành các tiểu mục (HS 6 số).

Một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam nếu nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đấy được phân loại vào chương này trong khi sản phẩm cuối cùng lại được phân vào một chương khác. Kiểu xác định xuất xứ này được gọi là “chuyển đổi chương” (CTC), là kiểu khó nhất.

Các quy tắc dễ hơn là “chuyển đổi đầu mục” (CTH) và “chuyển đổi tiểu mục” (CTSH). Khi sử dụng CTC, CTH hoặc CTSH, người ta sẽ không quan tâm tới hàm lượng giá trị RVC nữa.

Ngoài hai phương pháp cơ bản trên, còn một số phương pháp khác, áp dụng cho một số sản phẩm đặc thù, như sử dụng quy trình của phản ứng hóa học với sản phẩm làm ra cần phản ứng hóa học như rượu; hoặc quy tắc “từ sợi trở đi” áp dụng cho sản phẩm dệt may...

Tuyết Nhung (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đang xây dựng tiêu chí hàng gắn mác 'Made in Vietnam'