Lo sợ đứa con tinh thần “Đảo của dân ngụ cư” của mình bị vi phạm bản quyền, nữ đạo diễn Hồng Ánh đã có những chia sẻ thực trạng làm nghề và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ bảo vệ bản quyền phim Việt với các tổ chức chuyên ngành trong và ngoài nước.

Đạo diễn Hồng Ánh lo lắng về nạn vi phạm bản quyền phim ảnh tại Việt Nam

Tiểu Vũ | 12/06/2017, 16:06

Lo sợ đứa con tinh thần “Đảo của dân ngụ cư” của mình bị vi phạm bản quyền, nữ đạo diễn Hồng Ánh đã có những chia sẻ thực trạng làm nghề và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ bảo vệ bản quyền phim Việt với các tổ chức chuyên ngành trong và ngoài nước.

Mới đây, trong hội thảo có tên Đẩy mạnh an toàn môi trường trực tuyến và bảo vệ sự toàn vẹn của thương hiệu do Liên minh các chủ sở hữu quyền Việt Nam (VCA) vừa tổ chức tại TP.HCM trong khuôn khổ Telefilm 2017 , nữ đạo diễn Hồng Ánh đã đến tham dự với vai trò là một khách mời đặc biệt, nhân dịp phim Đảo của dân ngụ cư của mình vừa chính thức công chiếu tại khắp các rạp chiếu trên toàn quốc.

Bản quyền trực tuyến của phim Việt đã lúc hồi rung chuông báo động

Trong lĩnh vực phát hành phim, hiện tại các nhà sản xuất và những người làm phim tại Việt Nam cũng đang từng ngày phải đối mặt với rủi ro mất bản quyền phim ngay khi phim vừa chính thức khởi chiếu ngoài rạp. Nhất là với các ứng dụng tiện ích luôn được cập nhật đa dạng hóa của mạng xã hội Facebook rất phổ quát tại Việt Nam, chẳng hạn những hình thức kỹ thuật mới như livestream lại càng có nguy cơ trở thành phương tiện hữu hiệu của người dùng vô ý thức, sử dụng ngoài tầm kiểm soát để vô tình trở thành những người vi phạm pháp luật về bản quyền thương hiệu và sản phẩm. Trong thực tế tại Việt Nam đã từng có khá nhiều vụ việc người dùng- khán giả khi vào rạp xem phim Việt đã hồn nhiên sử dụng kỹ thuật livestream của Facebook để cho bạn bè người thân ở nhà cùng xem, chỉ đến khi bị bắt phạt theo qui định của các rạp chiếu và của luật pháp hiện hành thì những người dùng- khán giả này mới vỡ lẽ ra rằng họ đã vi phạm pháp luật.

Nữ đạo diễn Hồng Ánh tại hội thảo

Với thực trạng hiện có về vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan tại Việt Nam, từ cấp độ cố ý cho đến vô thức, nữ đạo diễn Hồng Ánh đã chủ động tìm đến với Hội thảo “Đẩy mạnh an toàn môi trường trực tuyến và bảo vệ sự toàn vẹn của thương hiệu” này của VCA tổ chức trong khuôn khổ Telefilm 2017, cùng chia sẻ và tìm kiếm giải pháp bảo vệ bản quyền trực tuyến cho “đứa con đầu tay” của mình là phim “Đảo của dân ngụ cư”, ngay khi phim vừa chính thức trình chiếu tại các rạp trên toàn quốc. Có thể nói đạo diễn Hồng Ánh là đạo diễn Việt đầu tiên đã chính thức lên tiếng phát biểu, chia sẻ thực trạng làm nghề và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ bảo vệ bản quyền phim Việt với các tổ chức chuyên ngành trong và ngoài nước.

Sự nhập cuộc của công nghệ tình báo bản quyền trực tuyến

Với tình hình diễn biến phức tạp của việc vi phạm bản quyền trực tuyến bằng những cách thức ngày càng trở nên tinh vi và thậm chí là bất chấp các luật liên quan, từ khắp Châu Á, Đông Nam Á và ngay cả tại Việt Nam hiện nay, Liên minh các chủ sở hữu quyền Việt Nam (Vietnam Content Alliance/ VCA)- là một tập hợp của các nhà sản xuất và cung cấp nội dung Việt Nam và quốc tế bao gồm: Đài truyền hình Việt Nam (VTV); công ty BHD; Truyền hình K+; Hiệp hội truyền hình trả tiền Châu Á Thái Bình Dương (CASBAA); Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ (Motion Picture Association); Hãng phim 21st Century Fox; Ủy ban bản quyền Hàn quốc (Korea Copyright Commission)- đã nhanh chóng được thành lập và nhập cuộc khẩn trương.

Trong 18 tháng qua, VCA một mặt đã tổ chức nhiều Hội thảo mang tầm khu vực, với các diễn giả quốc tế thuộc chuyên ngành liên quan Bản quyền trực tuyến, tạo điều kiện cho truyền thông và công chúng có thêm thông tin tiếp cận vấn đề nóng này ở cấp độ tổng quan từ trong nước đến ngoài nước. Mặt khác, VCA cũng đã chủ động liên hệ với các đơn vị quảng cáo lớn và các nhãn hàng nổi tiếng ở Việt Nam để đưa ra một định hướng gợi mở, theo đó các nhãn hàng có thể tránh được việc đưa quảng cáo chính thống của mình lên các trang web vi phạm bản quyền. Quảng cáo trên mạng là hoạt động kinh doanh lớn và đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho các trang web vi phạm bản quyền. Hầu hết các trang web vi phạm đều được sở hữu và vận hành nhằm mục tiêu lợi nhuận, và doanh thu từ quảng cáo chính là động lực cho các hành vi vi phạm pháp luật của các trang web này.

Với sự nhập cuộc của Veri- Site, vốn dĩ là một nền tảng công nghệ cho phép thu thập thông tin tình báo về các vấn đề liên quan đến những rủi ro từ trang web lậu và lừa đảo, các vi phạm về trang web, tội phạm máy tính, các đối tượng hoạt động trực tuyến bị xử phạt. Veri- Site là một Nhóm Giải trình Tin cậy (TAG) được cấp phép là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm quảng cáo (“DAAP”). Veri- Site cũng hỗ trợ các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo, xử lý thanh toán và các dịch vụ tài chính thông qua một cơ sở dữ liệu toàn diện về mọi hoạt động phạm pháp trực tuyến trên toàn thế giới.

Việt Nam bị cho là có nhiều trang web chiếu phim lậu ở mật độ cao

Veri- Site đã tiến hành phân tích 50 trang web lậu thuộc hàng lớn nhất ở Việt Nam, theo xếp hạng của Alexa. Khảo sát cho thấy, các trang web tải trực tiếp nội dung và trang web trình chiếu nội dung là những trang web lậu phổ biến nhất ở Việt Nam, với lượt truy cập lần lượt là 5,89 triệu và 1,48 triệu. Đáng chú ý là tất cả các trang tải trực tiếp cũng cung cấp hoạt động trình chiếu video

Trong thực tế, các thương hiệu chính thống là những nạn nhân trong toàn bộ hệ thống các trang web lậu này. Họ phải chịu sự tổn thất về danh tiếng khi thương hiệu của họ bị các công ty quảng cáo đặt cùng với phần mềm độc hại hoặc các mục quảng cáo khiêu dâm mà khi ký kết hợp đồng quảng cáo họ không biết đối tác quảng cáo là ai. Vấn nạn này không còn là việc nhỏ nữa, bởi nó đã trở nên quá phổ biến. Theo khảo sát của Veri- Site tại Việt Nam, với 113 mục quảng cáo được tìm thấy trên 47 trang web lậu (chỉ có 3 trang web lậu là không có quảng cáo) thì 55% trong tổng số 113 mục quảng cáo trên các trang web lậu này đều là những quảng cáo của các thương hiệu có tiếng, và được xếp vào “Thương hiệu chính thống”. Còn lại 45% là các quảng cáo độc hại và có liên quan đến phần mềm độc hại, các trang web hẹn hò và khiêu dâm cùng với các sản phẩm phi pháp khác. Các quảng cáo này đều chạy trên 47 trang web lậu của 49 mạng lưới quảng cáo trực tuyến, 13 đại lý công ty quảng cáo và 10 đơn vị trao đổi quảng cáo.

Tiểu Vân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đạo diễn Hồng Ánh lo lắng về nạn vi phạm bản quyền phim ảnh tại Việt Nam