Từ năm 2017, TP.Hà Nội đã lắp đặt và vận hành một số trạm quan trắc, giúp người dân có thể theo dõi được chất lượng không khí thông qua cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP. Tuy nhiên, thực trạng không khí ở Thủ đô ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, bài viết đề cập đến một số nội dung để cùng trao đổi.

Đâu là giải pháp cho tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội?

TS Lê Thành Ý | 23/05/2019, 18:29

Từ năm 2017, TP.Hà Nội đã lắp đặt và vận hành một số trạm quan trắc, giúp người dân có thể theo dõi được chất lượng không khí thông qua cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP. Tuy nhiên, thực trạng không khí ở Thủ đô ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, bài viết đề cập đến một số nội dung để cùng trao đổi.

1. Ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe trong xu thế toàn cầu và ở Thủ đô Hà Nội

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên 90% dân số thế giới đang phải hít thở không khí chưa đạt chuẩn; khiến nguy cơ ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, đột quỵ, bệnh tim mạch và phổi tắc nghẽn mạn tính ngày một gia tăng. Ô nhiễm không khí đã đến mức báo động ở nhiều thành phố lớn như Sydney (Úc), London (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc)..v..v.. Cũng theo WHO, hơn 11% dân số thế giới chết vì bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí (tienphong.vn 2017).

Ô nhiễm khí trời được coi là nguyên nhân của những ca chết yểu với khoảng 7 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm. Con số này cao hơn tổng số tử vong có nguồn gốc từ bệnh tiểu đường (1,6 triệu), bệnh lao (1,4 triệu) và AIDS (1,1 triệu)... (Nguyễn Hoài 2019).

Nhằm ngăn ngừa bệnh tật do ô nhiễm tràn lan, ở những nền kinh tế phát triển, chất lượng không khí đã được dự báo như dự báo thời tiết. Việc làm này đã giúp người dân có thể chủ động kế hoạch ứng phó trong những ngày ô nhiễm không khí tăng cao.

Các nhà phân tích cho rằng, Hà Nội không chỉ đối mặt với ô nhiễm từ các phương tiện cá nhân, mà còn phải gánh chịu những nguy cơ ô nhiễm từ các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm trong những khu dân cư. Chất lượng không khí ở nội đô có biểu hiện suy thoái nhanh do tốc độ gia tăng dân số, kéo theo là tăng phương tiện giao thông, gây ô nhiễm, đặc biệt là bụi bẩn và tiếng ồn. Ở nhiều nơi đã vượt quá mức giới hạn (Hà Thanh 2017).

Theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm của WHO, năm 2016 Nà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí. Kết quả đánh giá theo giờ, tình hình còn trở nên tồi tệ hơn với nồng độ bụi PM2,5 vượt quá tiêu chuẩn WHO lên tới 6.941 giờ trong năm. Cư dân ở những vùng ô nhiễm không khí trong thành phố có nguy cơ mắc bệnh hô hấp rất cao, tỷ lệ người mắc bệnh viêm phế quản tại khu công nghiệp (KCN) Thượng Đình cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng là Phú Thị, Gia Lâm. Theo dự báo của Sở TN&MT thành phố, số trẻ em bị viêm phổi cấp tính sẽ từ 19.580 năm 2010 tăng lên 43.889 trong năm 2020 và số người bị khó thở cũng từ 260.942 lên 584.916 người trong cùng thời gian (Nguyễn Hoài 2017).

2. Thực trạng ô nhiễm không khí Hà Nội thời gian gần đây

Chỉ số chất lượng không khí(Air Quality Index- AQI-) là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này tập trung vào đánh giá mức độ nguy hại đến tình trạng sức khỏe con người sau khi hít thở không khí ô nhiễm*.

Tại Việt Nam, AQI được xác định thông qua chỉ số PM2.5, là lượng hạt bụi lơ lửng có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micromet. Bụi mịn PM2.5 có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong nhu mô và mao mạch phổi, làm gia tăng các trường hợp nhập viện do bệnh hô hấp, tim mạch, hen, suyễn, gây tỷ lệ tử vong cao; được cho là nguy hại nhất cho sức khoẻ.

Số liệu theo rõi từ các trạm quan trắc trong năm 2017 đã chỉ ra, số ngày có nồng độ bụi PM2.5, PM10 và NO2 vượt quá giới hạn cho phép có xu hướng gia tăng nhanh. Nồng độ các chất gây ô nhiễm tăng cao từ tháng 11.2017 đến tháng 1.2018. Kết quả theo rõi những ngày gần đây cho thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội đều trong ngưỡng kém và xấu ở tất cả các điểm quan trắc (10/10) và chỉ số AQI trung bình trong ngày đều ở mức chất lượng kém.

Lý giải về vấn đề này, các nhà khoa học môi trường cho rằng: Ngoài mật độ ô tô, xe máy cao, các công trình xây dựng gia tăng;điều kiện thời tiết cũng là một tác nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt. Hiên tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao, tạo thành tấm ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao. Chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí thấp, làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao khiến môi trường trở nên ô nhiễm nặng nề (Thảo Anh 2019).

3. Giải pháp cải thiện môi trường Thủ đô, mối quan tâm của người dân đô thị

Nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng không khí tốt hơn cho người dân, thời gian gần đây, thành phố Hà Nộiđã tập trung vào xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng không khí và thực hiện việc xanh hóa môi trường.

Năm 2017, Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố được tiếp nhận và quản lý 10 Trạm quan trắc, trở thành địa phương đầu tiên đầu tư vào mạng lưới quan trắc không khí, được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành TN&MT năm 2018.

Trong xanh hóa môi trường, thành phố đã hoàn thành kế hoạch trồng hơn 1 triệu cây xanh. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông; tăng số lượng cầu vượt nhằm tránh ùn tắc; triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, thay thế xăng A92 bằng xăng E95; tăng cường kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông.

Đối với hoạt động xây dựng, các công trình bắt buộc phải che chắn, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh; xe chuyên chở vật liệu, phế thải xây dựng được đóng kín thùng, rửa xe trước khi vào thành phố và trước lúc ra khỏi công trường...

Thành phố cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng các bãi phế thải; áp dụng công nghệ nghiền, tái chế hiện đại nhằm hạn chế ô nhiễm bụi. Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường tự động, liên tục để chủ động trong công tác kiểm soát, cảnh báo chất lượng môi trường.

Tăng cường cây xanh ở Hà Nội

Cho đến nay, việc dự báo chất lượng không khí hoàn toàn có khả năng thực hiện. Các mô hình tính toán có thể đưa ra dữ liệu dự báo tin cậy về chất lượng không khí. Nhiều quốc gia đã dự báo chất lượng không khí trước từ 3 đến 5 ngày.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Hà Nội là vấn đề số liệu. Trong10 trạm quan trắc thành phố lắp đặt gần đây, chỉ có 2 trạm cố định có khả năng cung cấp các số liệu đủ độ chính xác phục vụ công tác dự báo. Các trạm còn lại, số liệu thu nhận được chỉ mang tính tham khảo.Với tổng diện tích tự nhiên hơn 3.347,4 km2và dân số gần 8 triệu người, mạng lưới trạm quan trắc không khí của Hà Nội hiện còn quá mỏng. Để có đủ nguồn dữ liệu quan trắc môi trường không khí, Hà Nội phải phấn đấu để lắp đặt được 95 trạm quan trắc. Đây là vấn đề đòi hỏi phải tập trung đầu tư cả về trang bị kỹ thuật lẫn đào tạo nguồn nhân lực.

Giải quyết thách thức ô nhiễm không khí cần nhiều giải pháp đồng bộ với sự tham gia của nhiều bên, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Về tổng thể lâu dài cần nguồn vốn đầu tư cả về công nghệ, trang bị kỹ thuật và nguồn nhân lực có kỹ năng, song những giải pháp trước mắt vẫn có thể tiến hành được ngay như giáo dục nâng cao nhận thức, siết chặt quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng và quản lý giao thông.

* Mức độ ảnh hưởng của chỉ sốAQI đến chất lượng không khí và hoạt động của con người

Từ 0 đến 50:môi trường không khí tốt, có thể thoải mái hoạt động ngoài trời

Từ 51 đến100:không khí trung bình, nhóm người nhạy cảm có biểu hiện: ho, lên cơn hen, khó thở, tức ngực.

Từ 101 đến 200:môi trường không khí kém, hoạt động ngoài trời cần có thời gian nghỉ ngơi và giảm cường độ hoạt động. Cần chú ý đến biểu hiện sức khỏe đối với nhóm người nhạy cảm.

Từ 201 đến 300:chất lượng không khí xấu, cần nghỉ ngơi và giảm cường độ đối với mọi hoạt động ngoài trời. Đối với người hen, suyễn cần mang theo dụng cụ và thuốc hỗ trợ trong người.

Từ trên 301 trở lên:chất lượng không khí ở mức nguy hại, cần chuyển hoạt động có cường độ cao vào trong nhà, rời ngay hoặcđến địa điểm khác.

Nguồn Tech.3si.vn (2016)

TS Lê Thành Ý
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đâu là giải pháp cho tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội?