Đài Channel News Asia cho biết Venezuela - quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới - đã tái gia nhập thị trường năng lượng toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang hứng chịu khủng hoảng.
Cách đây 20 năm, Venezuela từng sản xuất đến hơn 3 triệu thùng dầu/ngày, nhưng tham nhũng cùng giá cá giảm tàn phá ngành dầu mỏ cũng như nền kinh tế nước này. Trừng phạt áp đặt năm 2019 bởi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump càng khiến tình hình thêm khó khăn.
Thế rồi cuộc chiến tại Ukraine làm thay đổi các ưu tiên chính trị. Mỹ buộc phải xét lại quan hệ với quốc gia xuất khẩu dầu như Ả Rập Saudi, Venezuela nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung Nga.
Cuối năm 2022, Tổng thống Joe Biden nới lỏng trừng phạt của người tiền nhiệm – mở đường cho dầu Venezuela quay lại Mỹ và châu Âu.
Giám đốc công ty tư vấn ORC Oswaldo Contreras cho biết: “Với phương Tây, Venezuela có thể là bên cung cấp tương đối an toàn và đáng tin cậy hỗ trợ được châu Âu”.
20 năm trước Venezuela từng xuất khẩu 1,8 triệu thùng dầu/ngày sang Mỹ. Nhưng thập kỷ qua sản lượng dầu mỏ nước này đã giảm khoảng 2/3 xuống 700.000 thùng/ngày.
Trừng phạt được nới lỏng có thể nâng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định cần hơn 1 năm để Venezuela đạt mức mục tiêu, ngành dầu mỏ cần được đầu tư đáng tư đáng kể sau thời gian dài bị bỏ bê.
Động thái nới lỏng Mỹ thực hiện đem lại doanh thu cho Venezuela lẫn dầu cho nhiều quốc gia khác.
Tháng 11.2022, Washington thông báo cho phép công ty Chervon khôi phục hoạt động bơm dầu ở Venenzuela. Công ty hiện đang tham gia 5 dự án sản xuất trên đất liền lẫn trên biển, đồng thời sở hữu cổ phần trong 4 liên doanh với công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA.
Theo chuyên gia Mariana Vargas Carballo (công ty tư vấn Gas Energy Latin America): “Chúng ta không thể mong đợi sản lượng tăng mạnh. Lúc đầu sản lượng dự kiến khoảng 100.000 - 150.000 thùng/ngày. Sản lượng tối đa chỉ khoảng 250.000 thùng/ngày”.