Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu khẩn trương triển khai hiệu quả các giải pháp để mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, trên tinh thần "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Đẩy nhanh mở cửa du lịch với tinh thần an toàn, kiểm soát hiệu quả COVID-19

Lam Thanh | 13/03/2022, 08:00

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu khẩn trương triển khai hiệu quả các giải pháp để mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, trên tinh thần "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Tối 12.3, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2021-2026.

Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ VH-TT-DL chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới; khẩn trương triển khai hiệu quả các giải pháp để mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, trên tinh thần "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

du-lich.jpg
Khẩn trương mở cửa du lịch với tinh thần an toàn, kiểm soát hiệu quả COVID-19

Song song với đó, phối hợp với Bộ KH-ĐT và các bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong lĩnh vực du lịch thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tiến độ, hiệu quả.

Đồng thời Bộ VH-TT-DL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; rà soát, tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trở quá trình phát triển du lịch theo các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược này.

Trước đó, tại Diễn đàn “luồng xanh” cho du lịch cất cánh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch cho hay một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh trong khu vực đã mở cửa sớm hơn.

Ví dụ như Thái Lan, việc mở cửa với chủ trương “Test and Go”, chỉ cần có xét nghiệm là có thể đi du lịch một cách tự do mà không cần điều kiện ràng buộc gì. Hay tại Singapore đã mở các hành lang du lịch cho du khách.

“Họ đã mở trước chúng ta trong mấy tháng vừa qua và trong quá trình thực hiện đó đã đón xấp xỉ 500.000 khách quốc tế đến trong điều kiện thực hiện việc tiêm vắc xin cũng như xét nghiệm và không có thêm các ràng buộc gì thêm trong quá trình du lịch. Rồi Philippines, Indonesia, thậm chí cả Campuchia cũng đã tiến hành mở cửa du lịch. Cho nên thời điểm mở cửa của Việt Nam hiện nay là không hề sớm”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho hay Việt Nam đã thực hiện thí điểm với điều kiện khắt khe, với điều kiện kiểm soát y tế quá chặt chẽ, cộng với việc chưa thực hiện chính sách mở cửa lại visa, thì việc thực hiện thí điểm vừa qua mới đón được lượng khách rất khiêm tốn là khoảng 9.000 khách trong mấy tháng, so với gần 500.000 khách của Singapore, như vậy là chưa thành công so với đối thủ cạnh tranh.

“Vậy nguyên nhân là vì sao, để qua đó chúng ta thấy rằng, với chủ trương của Chính phủ đã cho mở cửa hoàn toàn, thì từ bài học thí điểm phải rút ra kinh nghiệm và những gì là nút thắt, rào cản, thì các bộ ngành cần chung tay với Bộ VH-TT-DL tháo gỡ, kiến nghị để có phương án mở cửa an toàn, linh hoạt, tạo điều kiện thật sự thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai”, ông Tuấn đề xuất.

Cũng theo ông Tuấn, Việt Nam cần tạo môi trường cho khách du lịch tới đây tham quan du lịch. Đến nay, khách du lịch đều có những nhận thức, họ cũng có các biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, cùng với nỗ lực của chính quyền hỗ trợ, chúng ta sẽ thực thi nên cũng không nên lo ngại lắm.

Ông Bùi Doãn Nề - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không cho biết hàng không đã sẵn sàng, việc ổn định hệ thống chính trị, mở cửa kinh tế, hàng không và du lịch quốc tế sau 2 năm đóng cửa là phù hợp với nhu cầu.

Ông Nề cũng cho rằng: "Đã mở cửa du lịch thì những gì tạm đóng trước đây cần mở lại tất cả. Đặc biệt là việc cấp visa bên cạnh mở ra cho các quốc gia cũ cần cấp cho các vùng mới, thị trường mới để mở rộng hơn nữa lượng du khách. Việc cấp visa có thể không hạn chế 15 ngày mà có thể mở rộng thêm có thể lên đến 30 ngày. Chúng ta an toàn, thân thiện và có nhiều cảnh đẹp, du khách có thể đến và ở lâu, chi tiêu thêm nhưng để làm được điều đó các doanh nghiệp cũng cần có mục tiêu dài hạn, chuyên nghiệp, nhân viên phục vụ tốt”.

Theo ông Nề, mở cửa từng bước, mở cửa tạo điều kiện đi lại, an toàn đi lại nhưng an toàn dịch bệnh là hết sức cần thiết. Điều này sẽ tạo tâm lý tốt với du khách. Từng nhân viên, cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện sẽ tạo đòn bẩy chung, kích cầu du lịch.

Ông Nề cũng cho rằng cần tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Thị trường mở cửa nhu cầu đi lại sẽ tăng nhanh, việc kết nối giao thông hàng không với đường bộ cần khẩn trương hơn, cơ sở hạ tầng cần ưu tiên đầu tư, thu hút các thành phần tham gia đầu tư từ: nhà ga hàng không quốc tế, nhà ga địa phương cũng cần chú trong để nâng chất lượng hạ tầng.

Bài liên quan
Đồng Tháp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, du lịch từ sen
Sáng 25.4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 - 2024, với chủ đề “Rạng ngời sắc sen”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy nhanh mở cửa du lịch với tinh thần an toàn, kiểm soát hiệu quả COVID-19