Từ thực tế áp dụng quy định phòng chống dịch mỗi địa phương một kiểu thời gian qua, doanh nghiệp kiến nghị để mở cửa, sống chung an toàn với COVID-19, điều quan trọng nhất là một cơ chế thống nhất, áp dụng chung trong cả nước.

Để sống chung với COVID-19, cần cơ chế thống nhất, áp dụng chung trong cả nước

Lam Thanh | 07/10/2021, 20:23

Từ thực tế áp dụng quy định phòng chống dịch mỗi địa phương một kiểu thời gian qua, doanh nghiệp kiến nghị để mở cửa, sống chung an toàn với COVID-19, điều quan trọng nhất là một cơ chế thống nhất, áp dụng chung trong cả nước.

Mọi quyết sách phải đặt người dân, doanh nghiệp vào trung tâm

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Quốc hội xác định, mọi quyết sách đều phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp”. Trong bối cảnh hiện nay, Quốc hội thực sự muốn lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các doanh nhân, từ đó có những sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp, nhất là những tác động của đại dịch COVID-19 vừa qua đối với nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, Quốc hội cũng đang rất tích cực chuẩn bị cho việc tổ chức Kỳ họp thứ 2 dự kiến khai mạc ngày 20.10 tới. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự luật rất quan trọng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, doanh nhân và phục hồi kinh tế xã hội. Diễn đàn kinh tế - xã hội thường niên của Quốc hội được tổ chức vào đầu năm 2022 cũng sẽ tập trung bàn các vấn đề này.

vdh.jpeg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ với giới doanh nghiệp

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch HĐQT Cảng Quốc tế Long An đề xuất về Luật BHXH sửa đổi, lĩnh vực bảo hiểm gồm bảo hiểm tài sản doanh nghiệp và bảo hiểm con người. Doanh nghiệp hiểu rằng bảo hiểm là “cái phao” cho doanh nghiệp khi có tình huống khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp “níu” vào để phục hồi sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều bất cập khi vận dụng.

Doanh nghiệp cũng đề xuất Quốc hội xem xét giảm các khoản thu, phí liên quan chính sách BHXH. Hiện, ngoài quy định 2% quỹ công đoàn, doanh nghiệp đang phải đóng 32% trên thu nhập của người lao động cho BHXH. Đây là gánh nặng cho doanh nghiệp và người lao động.

Doanh nhân Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco cho biết, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp kéo dài, các địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch cũng đồng thời làm đứt gãy chuỗi cung ứng, lưu thông khiến khan hiếm nguyên vật liệu đẩy giá vốn tăng cao, hàng hóa tồn đọng kéo dài, không bán được hàng. Nếu kéo dài tình trạng như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp có thể không tồn tại được.

Cũng theo ông Tiền cho biết, về lâu dài, vấn đề nguồn lực lao động cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Đại dịch COVID-19 kéo dài đã buộc người lao động phải trở về về các tỉnh. Do đó, ông Tiền đề nghị, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo các địa phương lên phương án chào đón cũng như hỗ trợ người lao động trở về quê hương ổn định cuộc sống để sau khi hết dịch, người dân có thể trở lại các khu công nghiệp cống hiến.

Ông Tiền cũng kiến nghị, cần rà soát lại các văn bản pháp luật đang chồng chéo, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Theo đó, các cơ chế chính sách phải mang tính trước mắt, lâu dài; đồng thời công khai minh bạch phù hợp thông lệ quốc tế. Trong tình hình đặc biệt có giải pháp đặc biệt, có đột phá, khác biệt, phù hợp thực tiễn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ kinh doanh.

Khắc phục việc mỗi nơi thực thi mỗi kiểu

Cũng tại cuộc làm việc, các doanh nhân cho rằng cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó COVID-19. Tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp.

Theo đó, cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động về y tế tại chỗ, tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp. Cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Quốc hội khi xem xét, thông qua một đạo luật cần kiểm soát chặt chẽ việc chuẩn bị các nghị định, thông tư hướng dẫn để bảo đảm đúng tinh thần của luật, đồng bộ, minh bạch để thực thi được ngay.

Theo đó, các cơ quan nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới việc lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các dự thảo văn bản liên quan trực tiếp và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh, hội nhập kinh tế; đồng thời cần khắc phục tình trạng “đại khái” trong việc tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.

vcci.jpeg
Toàn cảnh cuộc làm việc

Trước mắt, cần sớm ban hành các chính sách, hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi tác động của đại dịch COVID-19 theo hướng dễ tiếp cận, phù hợp với thực tế, điều kiện, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế số, các dịch vụ số; luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Một số doanh nhân đề nghị cho phép các doanh nghiệp đã tiêm đủ một mũi vắc xin cho người lao động và thực hiện nghiêm túc 5K được hoạt động bình thường trở lại. Đặc biệt, cần khắc phục tình trạng chủ trương, chính sách của Nhà nước đã có nhưng quá trình thực thi lại không đồng bộ, thậm chí mỗi nơi thực thi một kiểu.

Các đại biểu cho rằng cộng đồng doanh nghiệp rất ủng hộ việc Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này phải đi liền với các giải pháp cụ thể và từng địa phương phải cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp.

Từ thực tế áp dụng quy định phòng chống dịch mỗi địa phương một kiểu thời gian qua, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần rà soát cơ chế, chính sách đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp tái khởi động trong sự đứt gãy cả chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, dòng tiền và chuỗi lao động như hiện nay. Để mở cửa, sống chung an toàn với COVID-19 thì điều quan trọng nhất hiện nay chính là một cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất được áp dụng chung trong cả nước.

Bài liên quan
Đề xuất nâng trần nợ công để tăng quy mô gói hỗ trợ ứng phó COVID-19
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đề nghị xem xét việc nâng trần nợ công quốc gia để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
6 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để sống chung với COVID-19, cần cơ chế thống nhất, áp dụng chung trong cả nước