Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã đề xuất TP.HCM nên có phương án xây dựng tuyến xe điện một ray đi trên cao, đường đơn, chạy vòng một chiều khép kín. Phương án này sẽ tách dòng hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất khỏi dòng phương tiện đông đúc trên đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng…

Đề xuất làm tàu điện để giảm kẹt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất

Phan Diệu | 20/10/2017, 20:02

Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã đề xuất TP.HCM nên có phương án xây dựng tuyến xe điện một ray đi trên cao, đường đơn, chạy vòng một chiều khép kín. Phương án này sẽ tách dòng hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất khỏi dòng phương tiện đông đúc trên đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng…

Ngày 20.10, Sở Giao thông vận tải TP.HCM (Sở GTVT) và Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã tổ chức cuộc họp để tìm hướng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Tại cuộc họp, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải (Viện Khoa học và Công nghệ GTVT) đã đề xuất Sở GTVT một số giải pháp nhằm để giảm kẹt xe tại khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, thời gian vừa quathường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đặc biệt vào giờ cao điểm và sau các trận mưa lớn. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã đề xuất nhiều biện pháp.

Theo đó, Viện này đề xuất Sở GTVT sử dụng hệ thống vận chuyển hành khách dành riêng, đón trả khách (đi tàu bay) từ các trạm phía ngoài đặt trên đường đến vị trí cửa sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong đó, tại 2 trạm trung chuyển chính ở công viên Hoàng Văn Thụ và công viên Gia Định, bố trí bãi đỗ xe ngầm và các công trình phụ khác phục vụ cho các xe ra vào, dừng đón trả khách. Trung tâm điều hành và trạm trung chuyển (depot) được xây dựng tại khu vực công viên Gia Định.

Đồng thời, khuyến khích và thiết lập các chế tài hạn chế, cấm các xe ô tô đưa đón hành khách đi máy bay ra vào trực tiếp từ cửa sân bay hiện nay. Thay vào đó, phải chuyển tiếp từ các trạm trên đường Trường Sơn và Bạch Đằng hoặc tại công viên Hoàng Văn Thụ và công viên Gia Định.

Đặc biệt, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đề xuất thành phố nên có phương án xây dựng tuyến xe điện một ray đi trên cao (monorail) đường đơn, chạy vòng một chiều khép kín. Phương án này sẽ tách dòng hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất khỏi dòng phương tiện đông đúc trên đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng...

Tuyến monorail sẽ có điểm xuất phát từ depot trung tâm nằm ở bên hông công viên Gia Định hiện hữu, tiếp giáp với đường Bạch Đằng. Tuyến tàu điện đi đến cửa sân bay Tân Sơn Nhất, ra đường Trường Sơn, tiếp cận ga đón - trả khách ở công viên Hoàng Văn Thụ. Tuyến sẽ đi tiếp rồi rẽ trái sang đường Hoàng Văn Thụ đến ngã tư Phú Nhuận. Sau đó, tuyến tiếp tục rẽ trái vào đường Nguyễn Kiệm để đi về hướng ngã 7 Phạm Văn Đồng và khép kín tại ga gần depot Gia Định.

Chiều dài toàn tuyến monorail khoảng 6,3km hoàn toàn đi trên cao nên chiếm diện tích mặt đất rất nhỏ, thời gian xây dựng khoảng 18 tháng với tổng mức đầu tư khoảng 4.725 tỉ đồng. Trên tuyến sẽ xây dựng các bãi đậu xe ngầm, dự kiến tại công viên Gia Định và công viên Hoàng Văn Thụ với công suất khoảng 2.000 ô tô, các ga chuyển tiếp khách...

Theo tính toán, mỗi ngày có khoảng 100.000 hành khách vào ra sân bay Tân Sơn Nhất, đến năm 2025 sẽ tăng lên là 123.300 hành khách/ngày. Năm 2018, khi có monorail thì lượng khách do loại phương tiện này chuyên chở vào ra sân bay sẽ là 121.500 người/ngày và tần suất hoạt động là cứ 4 phút có một chuyến.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất làm tàu điện để giảm kẹt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất