Dù nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, mở cửa đối với các địa phương lân cận, nhưng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với người dân đến từ những vùng có dịch, từ đó tạo nên luồng dư luận 2 chiều khi có nhiều người vẫn chưa thể trở về địa phương này để tiếp tục sinh sống và làm việc.

Đến Thừa Thiên–Huế, nếu không muốn cách ly, phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19

Quế Sơn | 09/09/2020, 19:59

Dù nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, mở cửa đối với các địa phương lân cận, nhưng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với người dân đến từ những vùng có dịch, từ đó tạo nên luồng dư luận 2 chiều khi có nhiều người vẫn chưa thể trở về địa phương này để tiếp tục sinh sống và làm việc.

Mới đây nhất, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phát đi thông báo về việc yêu cầu tất cả những người dân đến từ vùng có dịch bao gồm 3 địa phương: TP Đà Nẵng, tỉnh Hải Dương và Quảng Nam khi đến Huế lưu trúphải mang theo kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp PT-PCR có giá trị trong vòng 72 giờ, nếu không thì phải chấp hành biện pháp cách ly tập trung 14 ngày.

Ngay sau thông báo của tỉnh Thừa Thiên – Huế được phát đi, không ít người dân đã bày tỏthắc mắc. Anh Lê Ngọc Dũng, người dân sống tại TP Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi có kế hoạch raHuế làm việc từ 1 tháng trước, nhưng vì dịch bệnh nên đến nay vẫn chưa thể điđược. Tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu mang theo kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính bằng phương pháp PT-PCR giá trị trong 72 giờ mới được vào lưu trú, nhưng biết lấy đâu ra kết quả xét nghiệm ấy khi việc xét nghiệm theo dịch vụ hiện vẫn chưa được triển khai”.

Các chốt kiểm dịch liên ngành vẫn được duy trì liên tục 24/24 - Ảnh: VPUB

TP Đà Nẵng hiện đã triển khai biện pháp xét nghiệm COVID-19 toàn dân, người dân nào sống ở TP này đều được thực hiện xét nghiệm và có kết quả trong thời gian sớm nhất. Nhưng với tỉnh Quảng Nam và tỉnh Hải Dương, biện pháp này vẫn chưa được triển khai. Người được xét nghiệm bằng phương pháp PT-PCR phải là những người nằm trong diện có nguy cơ cao.

Như vậy, không phải người dân nào cũng có thể được xét nghiệm COVID-19 để mang theo kết quả đến Thừa Thiên – Huế, biện pháp cách ly tập trung 14 ngày cho người dân đến từ vùng dịch khi đến Huế vẫn đang là biện pháp tối ưu nhất. Biện pháp mang theo kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 chỉ là biện pháp “mở” đối với những người đến Huế với công việc thật sự cần thiết.

“Không còn cách nào khác”

Ngay sau khi nhận thông tin về luồng dư luận trái chiều với các biện pháp phòng dịch của Thừa Thiên – Huế, đại diện BCĐ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh đã lý giải rằng địa phương làm quyết liệt như vậy cũng chỉ để bảo vệ sự an toàn của người dân trước sự lây lan của dịch bệnh.

Người dân đến Huế từ vùng có dịch sẽ được giám sát chặt chẻ - Ảnh: QS

Quan điểm của BCĐ phòng chống COVID-19 tỉnh tạicác cuộc họp thể hiện rõ, trong hơn 1 tháng qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch, các tổ công tác liên ngành túc trực 24/24 ở các cửa ngõ ra vào tỉnh để kiểm soát người và phương tiện ra vào địa phương. Tất cả các ban ngành đã làm quyết liệt, chặt chẽvà kết quả là đến nay Thừa Thiên – Huế chưa có ca nhiễm bệnh nào được phát hiện.

Theo thông tin mới từ phía BCĐ phòng chống COVID-19 tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong một vài ngày tới khi tỉnh Quảng Nam trải qua 28 ngày không phát hiện thêm ca nhiễm bệnh, người dân đến từ địa phương này sẽ được tạo điều kiện đến Thừa Thiên – Huế để tiếp tục học tập và công tác, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về phòng dịch.

“Tỉnh Quảng Nam sắp được công bố hết dịch, còn TP Đà Nẵng diễn biến vẫn còn rất phức tạp, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh còn cao nên vẫn phải siết chặt kiểm soát. Chúng tôi hiểu những phương pháp phòng dịch là bất tiện với người dân, nhưng còn cách nào khác, tỉnh Thừa Thiên – Huế phải ưu tiên đảm bảo an toàn cho hơn 1 triệu dân trong tỉnh và cả sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, không thể vì nóng vội mà để công sức phòng dịch thời gian qua đổ sông đổ biển”, một lãnh đạo tỉnh TT-Huế bày tỏ.

Quế Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến Thừa Thiên–Huế, nếu không muốn cách ly, phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19