Sáng 21.1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.

Ngăn chặn triệt để người nhập cảnh bất hợp pháp và cách ly khép kín

Dạ Thảo | 21/01/2021, 15:42

Sáng 21.1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp, ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến sáng 21.1, thế giới ghi nhận gần 96,7 triệu ca và hơn 2 triệu ca tử vong do dịch COVID-19.

Về tình hình dịch bệnh trong nước, tính đến 17 giờ ngày 20.1, Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới nhập cảnh vào (đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh). Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.544 ca mắc, trong đó 884 ca nhập cảnh từ nước ngoài.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới và khu vực, Bộ Y tế khuyến cáo cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Chiến lược xuyên suốt từ ban đầu: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả”. Hiện nay, các đơn vị sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong nước đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu, tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng, trong đó có 2 vắc xin ngừa COVID-19 (bao gồm: Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen; Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế) đang được thử nghiệm.

dam-2.jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cần tiếp tục ngăn chặn triệt để người nhập cảnh bất hợp pháp

Về triển khai quản lý công tác tại các địa phương đang được thực hiện một cách chặt chẽ vì dịp Tết Nguyên đán đang tới gần. Đặc biệt kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam. Báo cáo về nguyện vọng về nước của người dân Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết, bên cạnh một số trường hợp có nguyện vọng về quê đón Tết Nguyên đán, nhiều trường hợp gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh kéo dài như lao động hết hạn hợp đồng, người bị mắc kẹt, người đi chữa bệnh cũng có nguyện vọng trở về quê hương…

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho rằng, việc đưa công dân trở về nước được phải dựa trên cơ sở đánh giá và đảm bảo đúng năng lực cách ly trong nước. Với các chuyến bay từ nước ngoài về, Ban chỉ đạo nêu rõ từ trước đến nay chúng ta mới bàn để xây dựng lộ trình nối lại các chuyến bay thương mại, nhưng trong thực tế, chưa tổ chức các chuyến bay thương mại đón khách như bình thường. Chúng ta mới chỉ có những chuyến bay giải cứu, đưa người Việt Nam và kết hợp chuyên gia nước ngoài vào. Tất cả các trường hợp này đều phải cách ly và hầu như không tạo ra những ổ dịch lớn trong cộng đồng.

"Tất cả các trường hợp công dân, chuyên gia khi nhập cảnh vào Việt Nam phải khai báo y tế bắt buộc. Trong đó cần nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu, từ đó sẽ chuẩn bị phương án đưa - đón. Tất cả các quy trình sẽ trở thành vòng tròn khép kín, cách ly những người nhập cảnh cũng theo từng vòng khép kín. Các cán bộ phải tập huấn kỹ, không để lọt thêm bất kỳ một trường hợp nhiễm bệnh nào như từng xảy ra. Không để ùn tắc tại sân bay do chưa khai báo y tế hoặc để lọt những người nhập cảnh qua đường bộ mà chưa khai báo, chưa cách ly. Nếu cá nhân nào lơ là thì vô hình chung sẽ tiếp tay cho việc nhập cảnh trái phép và có thể gieo rắc mầm bệnh trong cộng đồng. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rất chặt”, Phó Thủ tướng nói.

Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ biên giới, ngăn chặn triệt để những người nhập cảnh bất hợp pháp. Cùng với đó, lực lượng công an phối hợp sát với các địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình có người thân ở nước ngoài, nếu buộc phải về nước, khai báo y tế đầy đủ và thực hiện cách ly nghiêm túc; yêu cầu người dân báo cho chính quyền địa phương khi phát hiên người trở về từ nước ngoài.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, các ý kiến cho rằng, nhiều địa phương chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ nên tiến độ thực hiện còn chậm. Do đó, trong dịp giáp Tết Nguyên đán 2021 cận kề, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các địa phương trên cả nước.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngăn chặn triệt để người nhập cảnh bất hợp pháp và cách ly khép kín