Một tuần sau khi ký kết thỏa thuận giúp lắng dịu cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc lại lâm vào một cuộc khủng hoảng mới có khả năng gây hại lên nền kinh tế vốn đã suy yếu.

Dịch viêm phổi lạ - ‘kiếp nạn’ của kinh tế Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 22/01/2020, 11:24

Một tuần sau khi ký kết thỏa thuận giúp lắng dịu cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc lại lâm vào một cuộc khủng hoảng mới có khả năng gây hại lên nền kinh tế vốn đã suy yếu.

Bệnh viêm phổi lạ bùng phát tại Vũ Hán nay đã lan sang 20 thành phố khác. Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đều ghi nhận ca nhiễm.

Chuyên gia Thiệu Vũ thuộc công ty chứng khoán Đông Phương (Thượng Hải) nhận định tăng trưởng kinh tế sẽ phải chịu tác động tiêu cựctừ dịch bệnh.

Trung Quốc năm 2019 duy trì tốc độ tăng trưởng 6,1% nhờ nhiều chính sách hỗ trợ. Nhà kinh tế kỳ cựu Thẩm Kiến Quang thuộc công ty công nghệ JD cho rằng hiện vẫn còn rất sớm để dự đoán chính quyền Bắc Kinh sắp tới đưa ra phản ứng chính sách gì.

Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình từng chỉ đạo các quan chức chuẩn bị ứng phó “tê giác xám” (thuật ngữ chỉ rủi ro) và “thiên nga đen” (sự kiện chẳng hề lường trước). Giới học giả xem thương chiến cùng bất ổn Hồng Kông là hai “thiên nga đen” mà nền kinh tế châu Á gặp phải trong năm 2019.

Chuyên gia Quản Thanh Hữu thuộc công ty chứng khoán Dân Sinh gọi dịch bệnh Vũ Hán là “chú thiên nga đen không mời mà đến”.

Trên trang Weibo của ông nổ ra cuộc tranh luận về tác động mà vi rút viêm phổi lạ đem lại cho nền kinh tế, có ý kiến cảnh báo sức phá hoại của bệnh còn lớn hơn thương chiến.

Nhà kinh tế Rajiv Biswas thuộc công ty thông tin tài chính IHS Markit lưu ý dịch bệnh Vũ Hán đang dần trở thành một rủi ro kinh tế lớn đối với toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mới đây giới chức y tế Trung Quốc xác nhận vi rút lây từ người sang người.

Dịch bệnh bùng phát khiến nhu cầu thiết bị y tế như khẩu trang tăng vọt và buộc nhiều người thay đổi kế hoạch du lịch Tết nguyên đán.

Tại Vũ Hán, chính quyền thực hiện hàng loạt biện pháp kiểm soát khắp sân bay lẫn nhà ga xe lửa. Du lịch theo đoàn bị hủy, khuyến cáo hủy hoặc hoãn kế hoạch đến Vũ Hán được ban hành. Các nền tảng đặt vé máy bay cùng khách sạn như Trip.com, Fliggy, Meituan Dianping, Qunar.com đều cung cấp dịch vụ hủy miễn phí lẫn hoàn tiền.

Tiêu dùng, giải trí, du lịch dịp Tết nguyên đán dự kiến là ba lĩnh vực kinh tế thiệt hại. Nếu xét theo khu vực thì những địa phương đã có ca nhiễm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến,… sẽ hứng chịu tác động.

Số liệu chính thức cho thấy trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2019, ngành bán lẻ và nhà hàng Trung Quốc kiếm về 1 nghìn tỉNhân dân tệ (146 tỉUSD). Doanh thu ngành du lịch cũng đạt 513,9 tỉtệ (75 tỉUSD).

Tình hình hiện tại gợi nhớ đại dịch hội chứng hô hấp cấp (SARS) cướp đi sinh mạng hơn 700 người. SARS làm tăng trưởng quý 2.2003 của Trung Quốc chậm lại trong thời gian ngắn, kéo giảm doanh thu bán lẻ cùng đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia y tế có kinh nghiệm xử lý SARS Chung Nam Sơn hôm 20.1 khẳng định bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ không gây ra thiệt hại xã hội - kinh tế lớn như thảm họa 17 năm trước.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch viêm phổi lạ - ‘kiếp nạn’ của kinh tế Trung Quốc