Giả mạo công chức chính quyền, giả kêu gọi từ thiện… là các chiêu thức lừa đảo, được cơ quan chức năng cảnh báo đến người dân.

Điểm mặt các chiêu thức lừa đảo trực tuyến thời COVID-19

Thu Anh | 14/08/2021, 11:55

Giả mạo công chức chính quyền, giả kêu gọi từ thiện… là các chiêu thức lừa đảo, được cơ quan chức năng cảnh báo đến người dân.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa thông tin về cách thức nhận diện thủ đoạn lừa đảo trực tuyến thời COVID-19.

Đại dịch COVID-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã khiến thời gian sử dụng internet của người dùng Việt Nam tăng cao, các vụ lừa đảo trực tuyến cũng có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Theo đánh giá của các chuyên gia NCSC, những cuộc tấn công lừa đảo đều sử dụng kỹ thuật cũ nhưng lợi dụng các nội dung, thông tin để thể hiện theo cách mới, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tình hình dịch COVID-19, làm cho người dân hoang mang, mất cảnh giác và dễ mắc bẫy.

Khi các hình thức lừa đảo trên mạng vẫn ngày càng phát triển về quy mô và mức độ ngày một tinh vi, NCSC đã liên tục cảnh báo, khuyên mọi người cần cảnh giác, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân.

diem-mat-cac-chieu-thuc-lua-dao-truc-tuyen-thoi-covid-19.jpg
Người dùng internet cần cảnh giác trước các thông tin trên mạng - Ảnh: Internet

Trong giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, để tránh trở thành nạn nhân của các hình thức tấn công lừa đảo trên không gian mạng, mọi người cần nhận diện được các hình thức lừa đảo trực tuyến liên quan đến COVID-19, các mẹo để tránh lừa đảo trực tuyến liên quan đến COVID-19.

NCSC đã thống kê các hình thức lừa đảo liên quan đến COVID-19 phổ biến hiện nay. Cụ thể, kẻ lừa đảo có thể giả mạo công chức chính quyền, bên giả mạo sẽ giả danh nhân viên, cán bộ từ cơ quan chính phủ để tuyên truyền thông tin về COVID-19. Chúng giả mạo kêu gọi từ thiện, kêu gọi ủng hộ từ thiện từ tổ chức phi chính phủ, bệnh viện hoặc các tổ chức khác liên quan đến COVID-19.

Ngoài ra, các hình thức lừa đảo khác sẽ xoay quanh việc bán sản phẩm y tế không minh bạch (bán các bài thuốc chữa bệnh, bộ đồ nghề kiểm tra bệnh án, nước rửa tay hoặc khẩu trang... nhưng không giao hàng); ăn cắp dữ liệu cá nhân; tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ để lừa đảo.

Đối với các dịch vụ lừa đảo, các chuyên gia cho rằng bên thứ 3 sẽ mời chào người dùng với các chương trình giảm giá lớn cho mặt hàng trang thiết bị y tế, hoặc bán thuê bao hằng tháng để truy cập vào các dịch vụ giải trí.

NCSC cũng đưa ra các mẹo để giúp người dùng internet tránh sập bẫy. Theo đó, người dùng nên cập nhật thông tin mới và chính xác về tình hình dịch COVID-19 trên các trang thông tin chính thống của Bộ Y tế, ủng hộ trực tiếp thông qua các trang web của tổ chức từ thiện, không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính, cài đặt bảo mật 2 lớp đối với các tài khoản…

Ngoài ra, các chuyên gia của NCSC khuyến nghị mỗi cá nhân hãy chủ động báo cáo trang web không an toàn và có dấu hiệu lừa đảo tại website: https://canhbao.ncsc.gov.vn

Bài liên quan
Lộ dữ liệu, lừa đảo trực tuyến sẽ gia tăng trong năm 2021?
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) – Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa đưa ra dự đoán về 5 xu hướng an toàn, an ninh mạng năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm mặt các chiêu thức lừa đảo trực tuyến thời COVID-19