Sau vụ việc Phó giám đốc Eximbank TP.HCM Lê Nguyễn Hưng rút 245 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm của khách rồi bỏ trốn, lỗ hổng về rủi ro lại dấy lên hồi chuông cảnh báo trong việc xử lý an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngay cả khi đã áp dụng nhiều tầng giám sát và quản lý, áp dụng nhiều công nghệ hỗ trợ.

Điểm mặt những vụ cán bộ ngân hàng 'rút ruột' sổ tiết kiệm của khách

tuyetnhung | 25/02/2018, 07:17

Sau vụ việc Phó giám đốc Eximbank TP.HCM Lê Nguyễn Hưng rút 245 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm của khách rồi bỏ trốn, lỗ hổng về rủi ro lại dấy lên hồi chuông cảnh báo trong việc xử lý an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngay cả khi đã áp dụng nhiều tầng giám sát và quản lý, áp dụng nhiều công nghệ hỗ trợ.

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc tương tựnhư ở Eximbank đã xảy ra, hầu hết đều được chuyển sang cơ quan công an điều tra và chờ kết luận.

17 sổ tiết kiệm "bốc hơi" hơn 400 tỉ đồng ở OceanBank

Năm 2012, 17 khách hàng đến OceanBank chi nhánh Hải Phòng trên đường Tô Hiệu để gửi tiết kiệm. Nhận sổ tiết kiệm từ ngân hàng, các khách hàng đã kiểm tra đối chiếu số tiền ghi trước khi mang về nhà cất giữ. Tuy nhiên, sau 5 năm, đầu tháng 9.2017, họ đi tất toán thì được thông báo sổ không hợp lệ, hơn 400 tỉ đồng không có trong hệ thống.

Trước sự việc trên, 3 người bị khởi tố là bà Trần Thị Kim Chi - nguyên giám đốc chi nhánh, Nguyễn Thị Minh Huệ - nguyên trưởng phòng kế toán kho quỹ, Lê Vương Hoàng - nguyên kiểm soát viên kế toán. Cả 3 người này đã câu kết lừa đảo 17 khách hàng mở sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 400 tỉ đồng nhưng số tiền này không có trong ngân hàng.

32 tỉ "bay mất" vì bị lừa ký khống

Năm 2016, bà Ngô Phương Anh (Đà Lạt) gửi đơn tố cáo ông Phạm Thế Long - nguyên giám đốc phòng giao dịch D2 Giảng Võ (Hà Nội) Ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Hồ chiếm đoạt 32 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm của bà.

Theo bà Anh, ông Phạm Thế Long đưa cho bà một tờ giấy trắng và yêu cầu ký với lý do để xác nhận chữ ký có giống với mẫu từng đăng ký tại ngân hàng không. Hai ngày sau đến phòng giao dịch này nhận lại sổ tiết kiệm, ông Long đề nghị bà ký một số giấy tờ để hoàn tất thủ tục, trong đó có 10 tờ giấy với tiêu đề "Giấy nộp tiền" nhưng không có nội dung.

Hơn hai tháng sau, bà nhờ người nhà kiểm tra trên hệ thống ngân hàng mới biết toàn bộ 32 tỉ trong sổ tiết kiệm đã được rút từ ngày 22.4.2016, ngày bà ký vào nhiều giấy tờ khống để làm thủ tục sang tên sổ tiết kiệm.

Tá hỏa phát hiện 245 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm "bốc hơi"

Trước năm 2007, bà Chu Thị Bình đã giao dịch gửi tiết kiệm tại ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh TP.HCM (Eximbank TP.HCM). Do số tiền gửi tại ngân hàng này rất lớn nên khách hàng này được chăm sóc theo chế độ khách hàng VIP. Toàn bộ các giao dịch với bà Bình từ trước đến đầu tháng 2.2017 đều do ông Lê Nguyễn Hưng - Phó giám đốc Eximbank TP.HCM trực tiếp thực hiện, theo dõi, liên hệ khách hàng cũng như phê duyệt trên chứng từ giấy và trên hệ thống corebanking của Eximbank.

Lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, ông Hưng đã chỉ đạo nhân viên lập chứng từ giả để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán. Vì vậy, ông Hưng nhiều lần qua mặt bà Bình, chiếm đoạt số tiền rất lớn của cá nhân này gửi ngân hàng trong một thời gian dài.

Tháng 2.2017, khi đến hạn tất toán các sổ tiết kiệm, bà Bình phát hiện số dư trên sổ tiết kiệm không trùng khớp với số dư thể hiện trên bản gốc các sổ. Nghi ngờ mình bị lừa đảo, bà đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện hơn 245 tỉ đồng trong các tài khoản đã "bốc hơi" nên khiếu nại Eximbank.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 24.2, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44 - Bộ Công an) đã khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Eximbank chi nhánh TP.HCM, đồng thời khởi tố bị can Lê Nguyễn Hưng và phát lệnh truy nã đối với bị can này.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỉ đồng: Eximbank chưa từng thu lãi phí nào như vậy
Đại diện Eximbank khẳng định chưa từng thu lãi phí nào như vậy và sẽ chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sau trường hợp này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm mặt những vụ cán bộ ngân hàng 'rút ruột' sổ tiết kiệm của khách