Đến thời điểm này, việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo cấp cao trong các khối cơ quan như Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, tư pháp đã được hoàn thành. Báo Một Thế Giới xin giới thiệu lại toàn bộ sự thay đổi về nhân sự cấp cao cho đến thời điểm hiện tại.
Sau phiên họp ngày 9.4,kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nướcđã được hoàn thành. Quốc hội đãbầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội; 3 Phó thủ tướng Chính phủ, 18 Bộ trưởng và thành viên Chính phủ; Phó chủ tịch nước; 2 Phó chủ tịch Quốc hội; Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
Về nhân sự Quốc hội, sáng 31.3, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được Quốc hội bầu vào vị trí Chủ tịch Quốc hội và trở thành lãnh đạo nữ đầu tiên của cơ quan này.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954, quê tại Bến Tre. Bà Ngâncó học vị Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, cử nhân Chính trị. Năm 2016, bàđược Tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Tân Chủ tịch Quốc hộicũng từng kinh qua các vị trí nhưBí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại và trở thành Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội,Phó chủ tịch Quốc hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (năm 2016), bà được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bà được bầu vào Bộ Chính trị khóa XII.
Người tiền nhiệm của bà là ông Nguyễn Sinh Hùng, vừa được miễn nhiệm vị trí Chủ tịch Quốc hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng sinh năm 1946 tại Nam Đàn, Nghệ An, là tiến sĩ Kinh tế.
Phó chủ tịch Quốc hội
1. Đỗ Bá Tỵ
2. Phùng Quốc Hiển
3. Uông Chu Lưu
4. Tòng Thị Phóng
Chiều 4.4, Quốc hội tiến hành bầu 2 Phó chủ tịch Quốc hội và 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, ôngĐỗ Bá Tỵ,Ủy viên Trung ương Đảng, Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội với459 phiếu tán thành, bằng 92,91% tổng số ĐBQH.
ÔngPhùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội với 433 phiếu tán thành, bằng 87,65% tổng số ĐBQH.
Hai Phó chủ tịch Quốc hội là Bà Tòng Thị Phóng và ông Uông Chu Lưu tái ứng cử.
4 Phó chủ tịch Quốc hội trong bộ máy lãnh đạo cũlà bà Tòng Thị Phóng,giúp Chủ tịch Quốc hộivề lĩnh vực đối ngoại. Ông Uông Chu Lưu giúp vềlĩnh vực pháp luật. Ông Huỳnh Ngọc Sơn giúplĩnh vực quốc phòng - an ninh. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân giúp về lĩnh vực kinh tế.Việc kiện toàn nhân sự vừa rồi có một số thay đổi ở các vị trí. Ông Đỗ Bá Tỵ thay vai trò của ông Huỳnh Ngọc Sơn vừa bị miễn nhiệm. Ông Phùng Quốc Hiển thay vị trí của bà Nguyễn Thị Kim Ngân vừa được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Vị trí ông Uông Chu Lưu và bà Tòng Thị Phóng vẫn giữ nguyên.
1. Ông Hà Ngọc Chiến
2. Ông Trần Văn Túy
3. Ông Võ Trọng Việt
4. Ông Nguyễn Đức Hải
5. Bà Lê Thị Nga
6. Bà Nguyễn Thúy Anh
7. Bà Nguyễn Thanh Hải
Chiều 5.4, Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo đó:
1. Ông Hà Ngọc Chiến,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với 474/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,95%. Ông Hà Ngọc Chiến thay vị trí của ông Ksor Phước.
2. Ông Võ Trọng Việt,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội với 458/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,71%. Ông Võ Trọng Việt thay vị trí của ông Nguyễn Kim Khoa.
3. Ông Nguyễn Đức Hải,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội với 447/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,49%. Ông Nguyễn Đức Hải thay vị trí của ông Phùng Quốc Hiển đã nhậm chức Phó chủ tịch Quốc hội.
4. Bà Lê Thị Nga,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội 414/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 83,81%. Bà Lê Thị Nga thay vị trí của ông Nguyễn Văn Hiện.
5. Bà Nguyễn Thúy Anh,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hộiđược bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội với 334/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 67,61%. . Bà Nguyễn Thúy Anh thay thế vị trí của bà Trương Thị Mai.
6. Bà Nguyễn Thanh Hải,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hộiđược bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội với 296/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 59,92%, thay ông Đào Trọng Thi.
7. Quốc hội cũng đã bầu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An Hồ Đức Phớcgiữ chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước với với 417/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 81,41%. Ông Hồ Đức Phớc thay cho ông Nguyễn Hữu Vạn.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, một số Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội với 452/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,50%, có 2 đại biểu không tán thành, chiếm 0,40%.
Cơ quan Nhà nước
Chủ tịch nước: Trần Đại Quang
Sáng 2.4, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu chức danh Chủ tịch nước và thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Theo đó, ôngTrần Đại Quangđã trúng cử chức danh Chủ tịch nước với đa số phiếu tán thành. Người tiền nhiệm của ông Trần Đại Quang là ông Trương Tấn Sang.
Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12.10.1956, quê tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13, ông Quang được bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an; ông cũng được Chủ tịch nước thăng quân hàm đại tướng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.
Phó chủ tịch nước: Đặng Thị Ngọc Thịnh
Sáng 8.4, Quốc hội đã bầu bàĐặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XIII, giữ chức Phó chủ tịch nước.
BàĐặng Thị Ngọc Thịnh sinh năm 1959, quê quán tỉnh Quảng Nam, cử nhân luật, cử nhân lịch sử, cử nhân lý luận chính trị, thạc sĩ xây dựng Đảng, đã từng đảm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ VN;Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long;Phó chánh Văn phòng T.Ư Đảng. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng khoá XII, Đại biểu quốc hội khóa 13.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được bầuthay thế vị trí của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vừamiễn nhiệm.
Chính Phủ
Sáng 7.4, Quốc hội khóa XIII đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã trúng cử chức danh Thủ tướng Chính phủ với đa số phiếu tán thành. Với tỷ lệ 96,15% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 62 tuổi, quê ở Quảng Nam. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 11, 13.Ông Nguyễn Xuân Phúc từng làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó làm Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam;Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng;Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hai nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 2004 - 2009; Phó tổng Thanh tra Chính phủ; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách khóa 11; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng.
3 Phó thủ tướng, 18 Bộ trưởng mới
Với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã phê chuẩn 3 Phó thủ tướng;18 Bộ trưởng, trưởng ngành mới trong sáng 9.4. Theo đó, thay thế 3 Phó thủ tướng đượcmiễn nhiệm là Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Mai Văn Ninh có 3 tân Phó thủ tướng Chính phủ mới, gồm:
1. Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình
2. Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ
3. Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng
Hai Phó thủ tướng vẫn tại vịlà:
1. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh
2. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
18 tân Bộ trưởng:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thay ông Phùng Quang Thanh
2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thay ông Trần Đại Quang
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thay ông Lê Thái Bình
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thay ông Hà Hùng Cường
5. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thay ông Bùi Quang Vinh
6. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, thay ông Vũ Huy Hoàng
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, thay ông Đinh La Thăng
8. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, thay ông Trịnh Đình Dũng
9. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, thay ông Nguyễn Minh Quang
10. Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, thay ông Nguyễn Bắc Son
11. Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, thay bà Nguyễn Thị Hải Chuyền
12. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, thay ông Hoàng Tuấn Anh
13. Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh, thay ông Nguyễn Quân
14. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thay ông Phạm Vũ Luận
15. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, thay ông Giàng Seo Phử
16. Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, thay ông Huỳnh Phong Tranh
17. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thay ông Nguyễn Văn Nên
18. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng, thay ông Nguyễn Văn Bình
Cơ cấu Chính phủ giữ nguyên số lượng 27 người, trong đó có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục tại vị. Trong Chính phủ mới, học vị tiến sĩ chiếm đa số với 13 người, 9 người là thạc sĩ, 5 người là cử nhân/kỹ sư.17 người tốt nghiệp các ngành Kinh tế trong khi 6 người học Luật, Chính trị, Ngoại giao, 2 người có chuyên môn An ninh Quốc phòng, 2 người thuộc chuyên ngành Vật lý, Y khoa.
Chính phủ cũ có 4 ủy viên Bộ Chính trị gồm các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, còn Chính phủ hiện nay đã tăng số lượng ủy viên Bộ Chính trị lên 6 người, gồm các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm.
Duy nhất Bộ trưởng Y tế không phải ủy viên Trung ương và bà cũng là thành viên nữ duy nhất.
Tư pháp
Sáng 8.4, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách và tiến hành bỏ phiếu kín bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo kết quả kiểm phiếu, ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, đại biểu Quốc hội khóa XIII nhận được 472 phiếu tán thành (chiếm 95,5%), giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ông Nguyễn Hòa Bình thay thế vị trí ông Trương Hòa Bình.
Với 316 đại biểu tán thành (chiếm 63,97%), ông Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được Quốc hội bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ông Lê Minh Trí thay ông Nguyễn Hòa Bình vừa nhậm chức Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.
Cùng ngày,Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với 90,49% đại biểu tán thành và Nghị quyết bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với 76,11% đại biểu tán thành.
Trí Lâm