Cây bút bình luận Adam Minter của trang Bloomberg đánh giá 2021 là năm khó khăn với những cặp đôi muốn ly hôn tại Trung Quốc.

Điều gì đằng sau nỗ lực hạn chế ly hôn của Trung Quốc?

Cẩm Bình | 28/02/2021, 08:05

Cây bút bình luận Adam Minter của trang Bloomberg đánh giá 2021 là năm khó khăn với những cặp đôi muốn ly hôn tại Trung Quốc.

Cú sốc đầu tiên là luật Dân sự mới có hiệu lực từ ngày 1.1 với quy định đặt thời hạn bình tĩnh 30 ngày trước lúc chính thức chia tay. Đến tháng 2, những cặp đôi vẫn còn ý định ly hôn rất khó đặt hẹn trực tuyến với cơ quan chức năng. Lịch hẹn tại một số khu thuộc hai thành phố Thượng Hải và Thẩm Quyến đều bị đặt kín, ở Quảng Châu còn xảy ra hiện tượng bán suất hẹn kiếm lời.

Lâu nay giới chức Trung Quốc luôn tránh can thiệp vấn đề kết hôn - ly hôn, nhưng sụt giảm tỷ lệ sinh đáng báo động đã khiến họ thay đổi. Một chính quyền ngăn cản việc sinh đẻ nay lại khôi phục nhiều quan niệm gia đình truyền thống.

1c0881d8dec2492fb7c24b705c64ec33.jpg
Số vụ ly hôn tại Trung Quốc tăng mạnh một thập kỷ qua - Ảnh: Getty Images

Từ không quản đến quản chặt

Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề trên phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Suốt thời gian dài chính quyền hầu như chẳng quản lý chuyện hôn nhân hay bất cứ hình thức chung sống nào khác. Bước ngoặt đến vào năm 1950: đạo luật cấm vài tập tục như tảo hôn hay cưới vợ lẽ được ban hành, giới chức nước này khẳng định hôn nhân phải trên cơ sở hai bên tự nguyện.

Đạo luật không cho phép ly hôn tiến hành dễ dàng nhưng lập ra quy trình pháp lý cho ly hôn. Kết quả số vụ ly hôn tăng từ 460.000 năm 1950 lên 1,2 triệu năm 1953 – lý do chia tay chính là muốn chấm dứt hôn nhân sắp đặt ép buộc.

Tuy nhiên không phải ai cũng tham gia vào cuộc cải cách, phụ nữ nông thôn thường bị đe dọa, đánh đập hay thậm chí giết chết nếu thực hiện những quyền mới mà họ được trao. Ngay cả khi không chịu hành hạ như vậy thì họ vẫn gặp phải bất công khi phân chia tài sản.

Đến những năm 1970, giới chức Trung Quốc bắt đầu lo lắng bùng nổ dân số ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Do đó chính quyền nước này vào năm 1980 ban hành luật hôn nhân sửa đổi với nhiều điều khoản khuyến khích kết hôn và sinh con muộn, thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình. Vài cải cách sau củng cố cho chính sách một con kéo dài gần 40 năm.

Quy định mới lại được người dân đón nhận. Ngày càng nhiều người từ chối kết hôn sớm hoặc chấp nhận ly hôn. Số vụ ly hôn tăng từ 1,3 triệu năm 2003 lên 4,5 triệu năm 2018 (năm 2019 giảm nhẹ, năm 2020 chưa có số liệu).

Thái độ dễ dãi với xu hướng ly hôn tăng cao dần mất đi khi cuộc điều tra dân số năm 2010 chỉ ra rằng dân số già nhanh và mức sinh giảm mạnh – nghĩa là số lượng lao động kiếm tiền nuôi sống lượng dân số về hưu giảm, đem lại rủi ro cho tăng trưởng cũng như ổn định dài hạn. Nhưng đảo ngược chính sách gây ra khủng hoảng này không có tác dụng. Tác động từ việc chấm dứt chính sách một con chẳng đáng kể: năm 2019 chỉ có 14,65 triệu trẻ được sinh ra, giảm 580.000 trẻ so với năm 2018 và là mức thấp nhất kể từ năm 1961 đến nay.

Chính quyền buộc phải tìm cách khác. Ủy ban Y tế Trung Quốc tuần trước nêu 3 yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở khu vực đông bắc là gánh nặng kinh tế, chăm sóc con cái cực khổ, phụ nữ phát triển sự nghiệp. Trên thực tế thì truyền thông nước này khoảng một thập kỷ trước đã hướng “mũi giáo” vào đối tượng nữ giới trên 27 tuổi, lo làm việc thay vì lập gia đình sớm khi sử dụng cụm từ đầy tính phân biệt “phụ nữ sót lại” (sheng nu - thặng nữ).

Người dân lúc đó đã bày tỏ thái độ phản đối, nhưng rất lẻ tẻ. Chỉ khi luật Dân sự mới đặt thời hạn bình tĩnh 30 ngày thì làn sóng giận dữ mới bùng nổ mạnh mẽ: thời hạn bình tĩnh trở thành chủ đề nóng với 600 triệu lượt bình luận trên Weibo, không ít người thẳng thắn bày tỏ quan ngại. Tuy nhiên chính quyền không lùi bước.

Bài liên quan
Cua ghẹ Việt Nam 'đắt khách' Trung Quốc
Mặt hàng cua ghẹ không chỉ thu hút người tiêu dùng trong nước mà còn khách quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
4 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều gì đằng sau nỗ lực hạn chế ly hôn của Trung Quốc?