Trước tình trạng thép nhập khẩu giá rẻ ồ ạt tràn vào Việt Nam khiến ngành sản xuất thép trong nước gặp khó khăn, ngày 18.7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã chính thức ký văn bản áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

DN thép trong nước chật vật đấu tranh, Bộ Công thương ra tay cứu giúp

tuyetnhung | 18/07/2016, 19:56

Trước tình trạng thép nhập khẩu giá rẻ ồ ạt tràn vào Việt Nam khiến ngành sản xuất thép trong nước gặp khó khăn, ngày 18.7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã chính thức ký văn bản áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Cụ thể, theo Quyết định được ban hành, hàng hoá nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim; các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7202.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.

Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là 7224.90.00; 7227.90.00; 7228.30.10 và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến mã HS gốc còn lại.

Tuy nhiên, ở đó cómột số sản phẩm phôi thép và thép dài với những đặc điểm sau không bịáp dụng biện pháp tự vệ gồm: Phôi thép không có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng lớn hơn 2 lần chiều dày, có kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày <100mm hoặc >180mm. Phôi thép chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C>0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60% và Cu > 0,60%.

Thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14mm; Thép chứa một trong các nguyên tố hàm lượng phần trăm (%) thuộc các phạm vi sau C>0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60% và Cu > 0,60%.

Thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng sản xuất que hàn. Theo đó, các đơn vị nhập khẩu mặt hàng phôi thép, thép dài thuộc các sản phẩm trên, khi nhập khẩu cần cung cấp cho cơ quan hải quan giấy tờ phù hợp để chứng minh hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các tiêu chí được miễn trừ, áp dụng biện pháp tự vệ như trên.

Với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, mức thuế áp dụng sẽ giữ nguyên là 14,2% theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, cho đến ngày 1.8.2016, tức là trước ngày Quyết định áp dụng biện pháp chính thức có hiệu lực.

Thời gian áp dụng biện pháp tự vệ này trong 4 năm, kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực. Sau khi biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp thép như: Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý... lên tiếng "kêu cứu" vàtrình văn bản lên Thủ tướng Chính phủ về việc thép nhập khẩu giá rẻ ồ ạt tràn vào Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề cho ngành thép trong nước. Các doanh nghiệp này cho biết, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2016 có thể lên tới 5 triệu tấn và số lượng này có thể đẩy các doanh nghiệp thép trong nước đứng trước nguy cơ giải tán.

Theo báo cáo củaHiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 6 vừa qua, lượng sản xuất sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên đạt 1.524.685 tấn, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thép xây dựng sản xuất ra trong tháng 6 cũng đạt hơn 680.000 tấn, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng sản lượng bán hàng chỉ đạt gần 484.000 tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Trước xu hướng này, Hiệp hội đánh giá nhu cầu thép trong nước từ tháng 3 - 5.2016 đạt triển vọng tích cực, nhưng lại giảm trong tháng 6 và có xu hướng sụt giảm trong một vài tháng tới.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DN thép trong nước chật vật đấu tranh, Bộ Công thương ra tay cứu giúp