"Chuyện phần lớn các doanh nghiệp phàn nàn thiếu vốn không lạ. Nhưng điều chúng tôi nhìn thấy là doanh nghiệp đang băn khoăn về việc hiện không có gói vay nào được thiết kế phù hợp với đặc điểm ngành bán lẻ".

Doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn

tuyetnhung | 07/07/2016, 05:51

"Chuyện phần lớn các doanh nghiệp phàn nàn thiếu vốn không lạ. Nhưng điều chúng tôi nhìn thấy là doanh nghiệp đang băn khoăn về việc hiện không có gói vay nào được thiết kế phù hợp với đặc điểm ngành bán lẻ".

Đó là nhận định của TSNguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (thuộcVCCI) tại cuộc tọađàm nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVATA diễn ra ngày 6.7.

Sự lấn át của doanh nghiệpngoại

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bán lẻ Việt Nam được xem là một trong những thị trường có tốc độ phát triển ấn tượng và hấp dẫn trên thế giới. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng doanh thu bán lẻ và tiêu dùng cả nước luôn tăng trưởng dương. Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2015 là 2.469.879 tỉ đồng, chiếm tới 76,2% tổng mức bán lẻ và doanh thu tiêu dùng.

Tuy nhiên, sự hiện diện liên tục với tần suất mở rộng quy mô nhanh chóng của các nhà bán lẻ lớn ở nước ngoài đang khiến sức cạnh tranh của các nhà bán lẻ Việt Nam ngày càng bị lấn át.

Theo con số thống kê, tính lũy kế tới cuối năm 2015, đã có 1.735 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa mô tô - xe máy, với tổng vốn đăng ký là hơn 4,6 tỉ USD, đứng trong nhóm 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.

Đáng chú ý, ở đó có hai thương vụ M&A thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận thời gian qua là Metro và Big C, đã làm dấy lên câu hỏi liệu có hay không nguy cơ ngành bán lẻ Việt Nam bị thôn tính?

Theo TS Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, câu hỏi này được đặt ra là có cơ sở, vì doanh nghiệp (DN) bán lẻ nội còn yếu kém nhiều trong năng lực quản trị lao động. Bên cạnh đó là bất cập về chi phí thuê, thời gian thuê, quản lý của cơ quan địa phương, khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng thấp... Ngoài ra, rất nhiều DN than rằng gặp khó khăn nhất định khi tiếp cận nguồn cung hàng nội địa; khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng thấp, bán lẻ cũng không có gói hỗ trợ kiểu như gói30 nghìn tỉ củabất động sản...

"Ta ở trên nước ta mà mua hàng của nhà sản xuất địa còn khó khăn thì đây là vấn đề kết nối nhà sản xuất với nhà bán lẻ", TS. Nguyễn Thị Thu Trang bày tỏ.

Về nhân lựclao động, TS Trang cho rằngdù nguồn cung dồi dào, nhưng chất lượng chưa cao. Về mặt bằng, chi phí mặt bằng vẫn là vấn đề lo lắng lớn nhất của các DN bán lẻ. Nhiều DN vẫn còn gặp khó khăn về chính sách, về thuế liên quan đến mặt bằng. Có rất nhiều DN băn khoăn về việc hiện không có gói vay nào được thiết kế phù hợp với đặc điểm ngành bán lẻ.

Phải vượt lên chính mình

Trước sự đổ bộ của DN ngoại, bên cạnh những khó khăn mà DN Việt gặp phải, bà Loan cũng cho rằngđây sẽ là cú hích buộc DN Việt phải đứng lên và tìm ra giải pháp cạnh tranh.

"Các DN trong nước phải chấp nhận sự có mặt của các DN ngoại để đứng lên và vượt lên chính mình để cạnh tranh ngang bằng. Tuy nhiên, chỉ có DN nỗ lực thì chưa đủ mà luôn cần chính sách ủng hộ phát triển thị trường bán lẻ", bà Loan nói.

Bà Loan chỉ ra thêm, trong số 12 mô hình bán lẻ thông dụng ở Việt Nam hiện nay, DN đặt kỳ vọng nhiều nhất vào các mô hình bán lẻ hiện đại. Cụ thể, có gần 94% DN cho rằng bán lẻ online có triển vọng, 91% với mô hình siêu thị tổng hợp, 88% cho trung tâm mua sắm, 83% cho các siêu thị chuyên doanh, 79% cho các cửa hàng tiện ích...

Các mô hình bán lẻ truyền thống nhưchợ truyền thống hay các hình thức bán lẻ siêu nhỏ được đánh giá là ít có triển vọng hơn, nhưng cũng có tới 47% DN đánh giá chợ truyền thống tiếp tục là mô hình bán lẻ quan trọng trong thời gian tới, cửa hàng tạp hóa là có 55% DN ghi nhận...

Theo đó, nhìn vào các mô hình bán lẻ mà DN đánh giá là có triển vọng nhất thì cơ hội dành cho các nhà bán lẻ nước ngoài là rất lớn, vì đó là mô hìnhsiêu thị tổng hợp và trung tâm mua sắm. Haimô hình này hiện là thế mạnh của các nhà bán lẻ nước ngoài.

Song, cơ hội dành cho các nhà bán lẻ Việt Nam còn được đánh giá làlớn hơn nhiều khi các nhà bán lẻ nội địa vẫn đang có thị phần đáng kể với 2 mô hình có triển vọng nhất. Ngoàira, các mô hình bán lẻ truyền thống thì hoàn toàn thuộc về các cơ sở kinh doanh bán lẻ Việt Nam.

Từ đó, có thể thấy ngành bán lẻ vẫn đang thuộc về các DN nội ở tất cả các mô hình, nên điều cần thiết bây giờ là DN phải biết tận dụng lợi thế, liên kết và phát triển. Trong đó, cần thiết phải xây dựng chính sách phát triển nguồn lực.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương tại Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn