Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang tiến hành tổ chức “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”. Trong danh sách, luật Công đoàn được bình chọn là quy định tồi nhất.

Doanh nghiệp đóng quỹ Công đoàn là trách nhiệm xã hội hay là hình thức 'trả lương'

Trí Lâm | 18/05/2016, 16:58

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang tiến hành tổ chức “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”. Trong danh sách, luật Công đoàn được bình chọn là quy định tồi nhất.

Tổng Liên đoàn Lao động "phản pháo"

Sự việc trênđã gặp phải sự phản ứng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ngay lập tức, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ)Trần Thanh Hải đã gửi công văn đến VCCI bày tỏ sự không đồng tình với việc tổ chức “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất” mà VCCI dự kiến sẽ công bố trong tháng 5 này.

Công văn nêutrước đây, trong quá trình thảo luận để thông qua luật Công đoàn tại Quốc hội, giới chủ và các hiệp hội doanh nghiệp đã ra sức phản đối, nhất là về tài chính công đoàn (Điều 26):“Nay nếu lấy ý kiến đề cử từ các doanh nghiệp (thực chất là chủ doanh nghiệp), hiệp hội doanh nghiệp về luật Công đoàn, đương nhiêncác chủ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp không đồng tình với luật Công đoàn, nhất là các nội dung của Điều 26”.

Theo công văn thì trong phần nội dung, lý do mà VCCI đưa ra không chính xác, hợp lý, hợp tình, thiếu hiểu biết tối thiểu về tổ chức công đoàn; đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khoản 1, Điều 26), chứ không phải do người lao động đóng; doanh nghiệp đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Khoản 2, Điều 26), chứ không phải doanh nghiệp đóng tài chính cho công đoàn; việc doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn không ảnh hưởng gì đến tính độc lập của tổ chức công đoàn.

“Việc làm này của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cố tình tạo thành dư luận xã hội, có khả năng làm cho Công đoàn Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tổ chức và hoạt động”- lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định và đề nghị VCCI ngừng việc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất đối với Luật Công đoàn.

Lý do luật Công đoànbị rơi vào danh sách tồi

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho biết, lý do khiến quy định trên của luật Công đoàn bị các doanh nghiệp xếp vào danh sách tồi là vì: Công đoàn là tổ chức tự nguyện của người lao động nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp đóng công đoàn phí là không cần thiết, chưa xuất phát từ tính chất, vai trò của công đoàn.

Theo ông Tuấn, việc yêu cầu doanh nghiệp đóng công đoàn phí sẽ làm giảm tính độc lập của công đoàn. Hơn nữa, đối với cả những doanh nghiệp không có công đoàn, có nghĩa là người lao động đã thỏa mãn với lợi ích được hưởng mà không có nhu cầu đòi hỏi thêm, thì doanh nghiệp vẫn phải nộp công đoàn phí.

Một lý do nữa là khoản tiền 2% quỹ lương của toàn bộ người lao động là chi phí xã hội rất lớn nhưng không mang lại hiệu quả rõ ràng. Nếu số tiền đó được chủ sử dụng lao động giữ lại thì có thể giúp tăng lương cho người lao động hoặc tăng đầu tư cho tư liệu sản xuất giúp tăng năng suất lao động.

Chưa phải là kết quả cuối cùng

Nói với báo điện tử Một Thế Giới, ông Tuấn cũng khẳng địnhthông tin mà các báo khác đăng tải là văn bản hành chính trao đổi giữa VCCI và TLĐLĐ Việt Nam.

Theo ông Tuấn, văn bản mà Văn bản mà TLĐLĐ nhận được năm trong giai đoạn 4 của cuộc bình chọn và đây chưa phải là kết luận cuối cùng. Giai đoạn 4 là gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, tổ chức chủ trì soạn thảo, ban hành…

Giai đoạn sau còn phải gửi lấy ý kiến bình chọn của toàn bộ các hiệp hội doanh nghiệp và công bố công khai để các doanh nghiệp, người lao động bỏ phiếu bình chọn; Xử lý thông tin và công bố kết quả.

“Như vậy, công văn xin ý kiến quy định về 2% phí công đoàn mà TLĐLĐ nhận được là giai đoạn 4, đây chưa phải là danh sách tồi nhất, 10 văn bản tốt nhất hay tồi nhất theo bình chọn của doanh nghiệp và như kết quả mà dự án mong muốn có được”, ông Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, giai đoạn 4 này được thiết kế là để đảm bảo tính đa chiều, khách quan của cuộc đánh giá. Đề cử mà VCCI nhận được từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp (thông thường từ thực tiễn thi hành) mới phản ánh một góc nhìn.VCCI rất mong muốn có được các ý kiến phân tích từ các khía cạnh khác, có thể cơ quan soạn thảo không chỉ cân nhắc đến lợi ích của doanh nghiệp mà còn lợi ích khác của người lao động, người dân, trật tự xã hội….

Ông Tuấnnói thêm, những thông tin mà các bộ, ngành, tổ chức cung cấp sẽ được gửi kèm, cung cấp đầy đủ trong giai đoạn bình chọn sau này.Riêng quy định về phí công đoàn 2% cũng như nhiều quy định được đánh giá là tốt hay tồi là do doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia đề cử. VCCI chỉ tổ chức hoạt động ghi nhận các đề cử này.

VCCI tổ chức hoạt động này dựa trên chức năng đại diện cho quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện cũng căn cứ vào Nghị quyết 19 của Chính phủ ban hành 3 năm vừa rồi 2014, 2015 và 2016.

Và trong các nghị quyết những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia này đều giao cho VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp "tiến hành các khảo sát, đánh giá độc lập", "nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp với các bộ, ngành, địa phương" và "tổ chức thu thập ý kiến phản biện chính sách, những vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp… để phản ánh các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng".

Trí Lâm

Ảnh minh họa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp đóng quỹ Công đoàn là trách nhiệm xã hội hay là hình thức 'trả lương'