Hiện nay trên thế giới, số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ tại các thị trường mới nổi đang lên tới mức cao nhất kể từ năm 2009 và đã tăng 40% so với năm ngoái.

Doanh nghiệp ở thị trường mới nổi thi nhau... vỡ nợ

Một Thế Giới | 02/12/2015, 09:01

Hiện nay trên thế giới, số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ tại các thị trường mới nổi đang lên tới mức cao nhất kể từ năm 2009 và đã tăng 40% so với năm ngoái.

Trong tháng 11, sự việc một công ty thủy sản hàng đầu Trung Quốc mất khả năng thanh toán nợ là một minh chứng cho hàng loạt vụ vỡ nợ của  doanh nghiệp  tại các thị trường mới nổi. Tình hình này diễn ra khi các điều kiện kinh tế ở các công ty ấy trở nên xấu đi với các khoản vay ngày càng chồng chất, theo Wall Street Journal.
Số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ ở thị trường mới nổi đang tăng vọt, trong khi đó các công ty vẫn phải đấu tranh để có được một khoản tiền mặt vừa đủ để có thể đáp ứng các chi phí về lãi và thanh toán. Mặt khác, đồng USD mạnh đã làm gia tăng các khoản nợ được tính bằng USD của các doanh nghiệp.
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ tại các thị trường mới nổi đang đạt mức cao nhất kể từ năm 2009 và đã tăng 40% so với năm ngoái,  theo Standard & Poor.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, tỷ lệ các công ty ở thị trường mới nổi vỡ nợ cao hơn so với Mỹ. Theo số liệu của ngân hàng Barclay, trong 12 tháng qua, tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay doanh nghiệp có lợi suất cao tại nhóm thị trường mới nổi đã chạm mức 3,8%, trong khi đó tỷ lệ này tại Mỹ là 2,5%. 4 năm trước, tỷ lệ trên của thị trường mới nổi chỉ là 0,7%, thấp hơn nhiều so với con số 2,1% trên thị trường Mỹ.
Tuần trước, HSBC đã nộp đơn lên Tòa án tối cao Hồng Kông để kiện hai tập đoàn China Fishery Group và China Fisheries International bởi lý do hai tập đoàn này đã chậm trả nợ quá lâu cho HSBC. 
Đến ngày đáo hạn là đầu tháng 12 này mà các công ty - hoạt động ở các thị trường mới nổi như Peru, Nga và châu Phi và được tập đoàn Carlyle Group hỗ trợ từ năm 2010 - đã không thể thanh toán được khoản trả góp trị giá 31 triệu USD trong khoản nợ 650 triệu USD. Vì vậy, hai tháng trước đó, các công ty này đã phải thuyết phục chủ nợ cho khất khoản tiền trả góp, theo S&P.
Đa số công ty rơi vào tình trạng vỡ nợ đều ở châu Á. Số liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho thấy tổng nợ doanh nghiệp đã tăng gấp 5 lần trong thập niên vừa qua và đến đầu năm 2015, số nợ này đứng ở mức 23,7 nghìn tỉ USD. Tuy nhiên số nợ tăng lên này chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp của châu Á, nơi mà các khoản nợ công ty phi tài chính so với tỷ lệ GDP đã tăng đến 125%, tăng từ 100% từ 5 năm trước.
Năm 2016, các công ty và các quốc gia ở thị trường  mới nổi dự kiến sẽ phải thanh toán khoản nợ khoảng 600 tỉ USD, trong đó có 85 tỉ USD là khoản nợ bằng USD. Gần 300 tỉ USD khoản nợ doanh nghiệp phi tài chính sẽ cần phải tái cấp vốn trong năm tới.
Trong khi đó, nhiều đồn đoán chỉ ra rằng khả năng cao là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tới.
Tuyết Nhung (theo Wall Street Journal)





Bài liên quan
Chủ tịch Công ty Faros Doãn Văn Phương đang bỏ trốn có vai trò gì trong vụ FLC?
VKS kết luận Doãn Văn Phương là người tham mưu cho Trịnh Văn Quyết, thường xuyên bàn bạc, thống nhất chủ trương và được Quyết giao trực tiếp thực hiện thủ tục mua Công ty Faros; ký các thủ tục tăng vốn điều lệ, ủy thác đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp ở thị trường mới nổi thi nhau... vỡ nợ