Ai đã từng đến Huế cũng đều nhận thấy rằng con đường mang tên nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn xưa nay chỉ là một dãy dài những quán nhậu. Điều đó cũng không nằm ngoài trăn trở của các văn nghệ sĩ xứ Huế.

Độc đáo ‘Vẽ nhạc Trịnh’ trên đường Trịnh Công Sơn ở Huế

Tiểu Vũ | 28/04/2018, 19:55

Ai đã từng đến Huế cũng đều nhận thấy rằng con đường mang tên nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn xưa nay chỉ là một dãy dài những quán nhậu. Điều đó cũng không nằm ngoài trăn trở của các văn nghệ sĩ xứ Huế.

Đường Trịnh Công Sơn ởHuế được đặt tên từ năm 2011. Đường nằm dọc theo dòng sông Hương thơ mộng, tuy nhiên từ trước đến nay con đường thiếu vắng các sinh hoạt về văn hóa nghệ thuật, một nhóm các văn nghệ sĩ đã chọn một đoạn ngắn trên con đường này để thực hiện một dự án nghệ thuật mang tên “Vẽ nhạc Trịnh”. Đây cũng là hoạt động nghệ thuật đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay trên đường Trịnh Công Sơn ở Huế.

Đường Trịnh Công Sơn tại TP.Huế

Địa điểm chương trình nghệ thuật Vẽ nhạc Trịnh tại một quán cà phê có tên Nốt nhạc Trịnh, quán nằm trên đường Trịnh Công Sơn, mặt hướng về dòng sông Hương thơ mộng.

Chương trình nghệ thuật Vẽ nhạc Trịnh ra đờinhằm tôn vinh vẻ đẹp của thành phố Huế, của dòng sông Hương qua lời nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mỗi bản nhạc của Trịnh Công Sơn rất giàu hình ảnh, như những bức tranh phong cảnh, bàng bạc chất triết lý, chất thiền, chất nhân văn và hàm chứa nhiều vẻ đẹp thiên nhiên của Huế.

Nhóm họa sĩ thực hiện dự án Vẽ nhạc Trịnh tại Huế

Trong quá trình thực hiện,nhóm nghệ sĩ, họa sĩ sẽ sử dụng màu sắc để vẽ tranh theo lời nhạc giàu hình ảnh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một mặt để làm phong phú cho âm nhạc của Trịnh, một mặt quảng bá cho xứ Huế về văn hóa, du lịch và di sản.

Nhóm thực hiện dự án kỳ vọng Vẽ nhạc Trịnh sẽ góp phần mang đến cho thành phố Huế những sắc màu độc đáo thông qua văn hóa nghệ giúp cho công chúng hiểu sâu sắc hơn những ca từ độc đáo của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Nhà văn Lãng Hiển Xuân(người sáng lập dự án Vẽ nhạc Trịnh)

Chia sẻ với phóng viên Một Thế Giới về dự án Vẽ nhạc Trịnh, nhà văn Lãng HIển Xuân (đồng tổ chứcdự án) cho biết: “Nhc sĩ Trnh Công Sơn đã tng nói: 'Cuc đi ch có tình yêu và thân phn'hay'Sng trong đi sng cn có mt tm lòng'. Vâng, tm lòng ca anh em chúng tôi vi ngưi nhc sĩ thiên tài này là thị giác hòa âm trong nhạc Trịnh Công Sơn".

Tác phẩm "Đêm chong đèn ngồi nhớ lại" dựa trên ca từ trong bài hát "Huyền thoại mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Chúng tôi dùng cụm từ “Vẽ nhạc Trịnh” để hướng đến số đông công chúng yêu nhạc Trịnh. Ví như, khi nghe câu “Màu nng hay màu mt em” chúng ta đã thy có sc màu rt siêu thc qua nghệthut so sánh dù chỉcó sáu t, hoc trong câu “Hàng cây thp nến lên hai hàng” đã gi nhc ngưi nghe vnhng ngn thanh lp đang ta xanh cả một vùng tri xứ Huế...

Người yêu nhạc Trịnh đến tương tác với chương trình

Bi vy, vẽ nhạcTrịnh không thun túy chỉ là phong cnh mà ngưi ha sĩ còn vẽ những chiu kích khác sâu hơn trong âm nhc TCS, qua đó để nổi bt lên cht siêu hình và huyễn mộng hay đánh thc ngưi xem và nghe tng bưc khám phá thêm nhng va tng trong âm nhc TCS cũng như trong tâm hn ca ngưi thưng ngon".

Nhà văn Lãng Hiển Xuân cùng họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn (Đà Nẵng)

Vẽ nhạc Trịnh với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ của Huế và trên cả nước như nhà văn Lãng Hiển Xuân, nhà thơ Lê Huỳnh Lâm, họa sĩ Lê Hữu Trí, họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn, Phan Hàn Tuấn, Trần Đình Phương, Minh Tuấn Art, nhà điêu khắc Hà Minh Tuấn, giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế Nguyễn Viết Dũng…

Tác phẩm lấy cảm hứng từ ca từ "Để gió cuốnđi" trong nhạc Trịnh Công Sơn

Chương trình diễn ra từ nay cho đến hết ngày 2.5 tại đường Trịnh Công Sơn, TP.Huế. Ngoài phần sáng tác của các họa sĩ chuyên nghiệp, người yêu nhạc Trịnh có thể đến tương tác, giáo lưu với các họa sĩ và tự vẽ tranh lấy cảm hứng từ ca từ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Một số hình ảnh tại đường Trịnh Công Sơn ở Huế:

Vẽ nhạc Trịnh bên bờ sông Hương

Không gian Vẽ nhạc Trịnh tại đường Trịnh Công Sơn

Nhóm Cổ Long Võ nhạc đến từ Hà Nội sẽ biểu diễn võ thuật kết hợp viết thư pháp trên nền giai điu và chủ đề ca nhc sĩ Trịnh Công Sơn

Bài và ảnh: Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Độc đáo ‘Vẽ nhạc Trịnh’ trên đường Trịnh Công Sơn ở Huế