Mục tiêu chung của Chương trình là tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường tại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Đổi mới hoạt động đo lường tại doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thu Anh | 03/05/2021, 17:24

Mục tiêu chung của Chương trình là tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường tại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Bộ KH-CN vừa ra Quyết định 510/QĐ-BKHCN về việc ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp.

Mục tiêu chung của chương trình là tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường tại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

doi-moi-hoat-dong-do-luong-tai-doanh-nghiep-nang-cao-nang-luc-canh-tranh.jpg
Ảnh: Internet

Bên cạnh mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm: Chỉ tiêu định lượng về tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; mức độ tăng cường kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đi, thử nghiệm, kiểm tra; phương pháp đi, thử nghiệm, kiểm tra; lượng của hàng đóng gói sẵn; kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Ngoài ra còn có mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu

Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp tập trung các nhiệm vụ chính như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản triển khai thực hiện đảm bảo đo lường đang áp dụng; rà soát, tăng cường thực hiện đảm bảo đo lường; ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến, đổi mới tăng cường đảm bảo đo lường theo định hướng phát triển của sản xuất, kinh doanh; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý về đo lường cho nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp…

Theo đó, Bộ KH-CN giao Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản này; tổ chức quản lý mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ về đo lường, thử nghiệm theo quy định.

Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý về đo lường, phân tích thực trạng đảm bảo đo lường, dự kiến hiệu quả và các nội dung khác liên quan trong xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Cơ quan tham mưu, giúp việc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý KH-CN trên địa bàn có nhiệm vụ tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn địa phương xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm đo lường; chỉ đạo cơ quan chuyên trách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp trên địa bàn địa phương…

Bài liên quan
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - trụ cột quan trọng trong thời kỳ hội nhập
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Sở hữu trí tuệ là 2 trụ cột quan trọng và được dành sự quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. Cùng với đó là các vấn đề liên quan tới hàng rào kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới hoạt động đo lường tại doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh