Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Sở hữu trí tuệ là 2 trụ cột quan trọng và được dành sự quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. Cùng với đó là các vấn đề liên quan tới hàng rào kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - trụ cột quan trọng trong thời kỳ hội nhập

03/02/2020, 05:45

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Sở hữu trí tuệ là 2 trụ cột quan trọng và được dành sự quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. Cùng với đó là các vấn đề liên quan tới hàng rào kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Ảnh: Internet

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy, trong giai đoạn mới của thời kỳ hội nhập, thông qua các hiệp định, hợp tác quốc tế (đặc biệt là EVFTA và CPTPP) mà Việt Nam ký kết, thì hai trụ cột rất quan trọng được đề cập xuyên suốt là sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Hai trụ cột này phải được dành sự quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. Cùng với đó là các vấn đề liên quan tới hàng rào kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trong ngày làm việc đầu năm mới Canh Tý 2020 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, theo Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh, năm 2020, Tổng cục tập trung triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, gắn với việc tổng kết Chương trình và Đề án 996 về đo lường, Đề án 100 về truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, Tổng cục tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg thông qua việc giám sát duy trì, hướng dẫn các Bộ/ngành và địa phương triển khai thực hiện tốt mô hình khung.

Ngoài các nhiệm vụ trên, năm 2020 hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Đặc biệt là việc triển khai Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết; tích cực triển khai các sáng kiến, các hoạt động trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN nhằm tăng cường uy tín của Việt Nam; phát huy vai trò của Việt Nam trong tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam là thành viên như ISO, IEC, APO, ASEAN/ACCSQ…

Năm 2020, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm thuộc các lĩnh vực hoạt động như đẩy mạnh công tác xã hội hóa về xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và định hướng các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các TCVN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) đối với nhóm sản phẩm hàng hóa mà xã hội đang cần cho phát triển kinh tế, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các QCVN để quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH-CN.

Tăng cường hoạt động đo lường trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành; Đẩy mạnh công tác khảo sát, kiểm tra, giám sát, đánh giá và thông tin, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Tăng cường công tác hậu kiểm về đo lường, chất lượng đối với hàng hóa được sản xuất, nhập khẩu đưa ra lưu thông trên thị trường…

Trước đó, tại Họp báo thường kỳ Quý IV/2019 của Bộ KH-CN, Thứ trưởng Duy cho rằng thời gian tới, các rào cản về thương mại sẽ giảm bớt nhưng yêu cầu về kỹ thuật sẽ cao hơn; đặc biệt đối với hàng hóa từ ta sang Trung Quốc sẽ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc.

Về việc này, Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong năm 2019 đã và đang tích cực triển khai phối hợp với Bộ NN-PTNT và các doanh nghiệp để đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa, đặt biệt là các sản phẩm nông sản xuất khẩu sang nước ngoài.

Được biết, năm 2020, Việt Nam sẽ có rất nhiều sự kiện, hoạt động lớn cần triển khai tổ chức với vai trò là Chủ tịch ASEAN. Trong chuỗi năm Chủ tịch ASEAN, Bộ KH-CN cũng sẽ chủ trì rất nhiều sự kiện có liên quan, đặc biệt là trong các mảng lĩnh vực mà Bộ phụ trách như thúc đẩy hợp tác về KH-CN, hợp tác đổi mới sáng tạo, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hợp tác về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - trụ cột quan trọng trong thời kỳ hội nhập