Cận Tết, thị trường đổi tiền lẻ bắt đầu nóng lên bởi nhu cầu đổi tiền để lì xì theo phong tục cổ truyền hoặc đổi tiền lẻ để đi lễ chùa cầu an. Nắm bắt được tâm lý muốn đổi tiền mới của người dân Việt Nam, một số dân buôn tiền đã tổ chức dịch vụ đổi tiền có thu phí hòng kiếm lợi từ số tiền quy đổi.

Đổi tiền lẻ lì xì Tết: Bị cấm vẫn cứ rộn ràng

Một Thế Giới | 26/12/2013, 06:31

Cận Tết, thị trường đổi tiền lẻ bắt đầu nóng lên bởi nhu cầu đổi tiền để lì xì theo phong tục cổ truyền hoặc đổi tiền lẻ để đi lễ chùa cầu an. Nắm bắt được tâm lý muốn đổi tiền mới của người dân Việt Nam, một số dân buôn tiền đã tổ chức dịch vụ đổi tiền có thu phí hòng kiếm lợi từ số tiền quy đổi.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày này, dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn âm thầm diễn ra tại địa bàn TP.HCM.

Dịch vụ đổi tiền từ một số tiệm tạp hóa nhỏ lẻ hay một số quầy hàng đổi tiền “di động” trên đường 3/2, Nguyễn Tri phương (Q.10), làng đại học, chợ Phạm Văn Hai… vẫn thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dân.
Doi tien le li xi Tet: Bi cam van cu ron rang

Gặp chị Hương (ngụ quận 10), một khách hàng đi đổi tiền lẻ, chia sẻ: “Cuối năm, lượng tiền lẻ, tiền mới mà Nhà nước phát hành ra có hạn, vậy nên hiện tượng “khát” tiền lẻ, tiền mới xảy ra triền miên. Năm nào tôi cũng cũng phải ra đây hoặc lên mạng để đổi tiền lẻ, bởi ngân hàng đôi khi không đổi được”.

Chị còn cho biết mức phí đổi tiền ngoài thị trường hiện nay vẫn ở mức khá cao và tùy vào từng mệnh giá của tờ tiền được đổi. Tiền 500 đồng thì đổi 1 triệu đồng nhận được 750.000 đồng; 1.000 đồng thì chênh lệch đôi khi là 4%, 7%, thậm chí có nơi còn lên đến 100% khi đổi các loại tiền 10.000-20.000 đồng bằng chất liệu cotton bị ngừng lưu hành.

Dịch vụ đổi tiền không chỉ nhộn nhịp ở những khu vực đông dân cư hay chùa chiền, mà ngay cả ở trên mạng. Các mẫu tin về dịch vụ đổi tiền lẻ được rao bán một cách ồ ạt, công khai trên các trang rao vặt như: Doitienle.vn, 5giay.vn... thậm chí là có hẳn một Facebook chuyên dùng để giao dịch đổi tiền lẻ. 

Trên thực tế, dịp cận Tết là cơ hội để người buôn tiền hốt bạc, vì thế, dù nhà nước có cấm thì họ vẫn sẽ lén lút tìm kế buôn tiền. Không công khai được thì sẽ buôn lén qua mạng.

Với từ khóa “đổi tiền lẻ” trên Google sẽ xuất hiện hàng trăm ngàn lời chào mời như: Đổi tiền lẻ trong cả năm không phân biệt thời gian, giá cả hợp lý, cam kết không hét giá, đổi tiền lẻ - tiền có số seri may mắn, dịch vụ đổi tiền lẻ - địa chỉ tin cậy tuyệt đối dành cho bạn, cung cấp tiền có số seri đẹp như ngày sinh, tứ quý, tam hoa; cung cấp dịch vụ đổi tiền mới tại nhà, chỉ cần bạn gọi điện chúng tôi sẽ phục vụ bạn theo ý muốn”...

Trước thực trạng chợ đen đổi tiền lẻ diễn ra công khai và phổ biến như hiện nay, ông Nguyễn Chí Thành, Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ - Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Công an phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch”.

Có thể thấy việc người dân hiện nay sử dụng tiền lẻ tại các đền, chùa, lễ hội, nơi thờ tự khá tùy tiện, điều đó đã tạo nên những hình ảnh xấu, phản cảm, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích, làm sai lệch văn hóa, ảnh hưởng đến việc lưu thông cũng như làm xấu hình ảnh đồng tiền Việt.
Doi tien le li xi Tet: Bi cam van cu ron rang

Tuy nhiên, thực tế là dịp cận Tết là cơ hội để người buôn tiền hốt bạc, vì thế, dù nhà nước có cấm thì họ vẫn sẽ lén lút tìm kế buôn tiền. Không công khai được thì sẽ buôn lén qua mạng.

Có một nghịch lý mà hầu hết người dân nào cũng thắc mắc, tại sao các ngân hàng thương mại không có hoặc không đủ tiền mới để đổi cho khách trong những ngày cuối năm nhưng ngoài chợ đen, trên mạng thì dịch vụ này lại phát triển rầm rộ đến vậy?

Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp giải quyết vấn đề trên một cách triệt để. Các ngân Bị hàng có thể phát hành thêm một lượng tiền lẻ để phục vụ người dân trong những dịp Tết sắp đến, tránh tình trạng người dân sập bẫy dân chợ đen.

Ngọc Diễm (ảnh minh hoạ từ VTC)

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi tiền lẻ lì xì Tết: Bị cấm vẫn cứ rộn ràng