Giữa hai nhà lãnh đạo có vẻ trái ngược nhau hoàn toàn này lại có một điểm chung lớn nhất: xem nhẹ những quy ước và xu hướng phá vỡ các khuôn khổ. Cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình đều không thích hành động theo luật lệ và quy ước, kể cả trong các vấn đề quan trọng như quan hệ song phương Mỹ - Trung hay tương lai nền kinh tế thế giới.

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể phá vỡ trật tự toàn cầu?

Nhàn Đàm | 08/04/2017, 05:36

Giữa hai nhà lãnh đạo có vẻ trái ngược nhau hoàn toàn này lại có một điểm chung lớn nhất: xem nhẹ những quy ước và xu hướng phá vỡ các khuôn khổ. Cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình đều không thích hành động theo luật lệ và quy ước, kể cả trong các vấn đề quan trọng như quan hệ song phương Mỹ - Trung hay tương lai nền kinh tế thế giới.

Hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới vừa có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên tại Florida.Donald Trump và Tập Cận Bìnhdường như đến từ những thế giới trái ngược hẳn nhau.Một người làtỷ phú bất động sản khao khát sự chú ý của giới truyền thông, yêu thích chơi golf và điều hành mọi thứ thông qua mạng xã hội Twitter; trong khi người còn lại có xu hướng né tránh truyền thông, ghét chơi golf và cấm Twitter hoạt độngtrong nước.

Tuy nhiên, giữa hai nhà lãnh đạo có vẻ trái ngược nhau hoàn toàn này lại có một điểm chung lớn nhất: xem thườngđối với những quy ước, và xu hướng phá vỡ các khuôn khổ. Cả Trump lẫn Tập đều không thích hành động theo luật lệ và quy ước, kể cả trong các vấn đề quan trọng như quan hệ song phương Mỹ - Trung hay tương lai nền kinh tế thế giới.

Một điều không thể phủ nhận, việc không hành động theo luật lệ và quy ước đóng một vai trò quan trọng trong thành công của cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình. Điều này đặc biệt rõ rệt trên con đường dẫn ông Trump tới Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi vị tỷ phú bất động sản có một cách hành xử được xem là không giống bất cứ ứng cử viên nào trong lịch sử tranh cử của nước Mỹ.

Ở phía đối diện, yếu tố mấu chốt khiến Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạonhiều quyền lực nhất ở Trung Quốc kể từ sau thời Đặng Tiểu Bình là việc phá vỡ các truyền thống chính trị quan trọng nhất ở nước này: quyền điều hành nền kinh tế của chính phủ đã được chuyển về tay các ủy ban kinh tế - kế hoạch do ông Tập lập nên và đích thân điều hành hoặc giao cho một quan chức thân tín đảm nhiệm thay vì Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Đối với nền kinh tế thế giới, việc không thích tôn trọng các quy định và luật lệ của cả hai nhà lãnh đạonày có thể là một rủi ro khổng lồ. Bức tranh kinh tế thế giới kể từ sau thế chiến thứ 2 đến nay được hình thành và chi phối bởi các quy định và luật lệ chung, được hầu hết các quốc gia trên toàn cầu thừa nhận và ủng hộ, với các tổ chức mang tính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB) hay QuỹTiền tệ quốc tế (IMF).

Những năm 1970 và 1980 chứng kiến một thành tựu lớn của xu hướng này khi Trung Quốc – một trong những quốc gia có tiềm năng kinh tế lớn nhất thế giới ở thời điểm đó vẫn còn đóng cửa – chấp nhận một số nguyên tắc cơ bản của hệ thống kinh tế đó, và dẫn đến cuộc mở cửa có lẽ là lớn nhất trong lịch sử thế kỷ 20 dưới bàn tay của Đặng Tiểu Bình, tiền đề cho một cường quốc kinh tế mới ra đời.

Tuy nhiên, như chính Donald Trump đã chỉ ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình: Trung Quốc chưa bao giờ thực sự tuân thủ một cách đầy đủ các quy tắc và luật lệ chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Trong một thời gian rất dài, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã duy trì một chiến lược thao túng tỷ giá để hỗ trợ cho hàng xuất khẩu vốn đã có quá nhiều lợi thế về giá cả của nước này.

Các công ty Trung Quốc được phép tiếp cận thị trường Mỹ và châu Âu ở một mức độ cao hơn nhiều so với các công ty phương Tây ở thị trường nội địa Trung Quốc. Trung Quốc gần như không có khái niệm về bảo vệ sở hữu trí tuệ, và một thị trường Internet bị kiểm soát chặt chẽ bởi tường lửa của chính phủ khỏi các công ty công nghệ hàng đầu của phương Tây như Facebook, Google, Youtube và hàng loạt website khác.

Dưới thời Tập Cận Bình, những vấn đề này được đẩy lên mức cao nhất từng thấy: chính phủ Trung Quốc thực hiện một nỗ lực đẩy mạnh quy mô của các công ty trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Bất chấp sự phản đối của các đối tác trên khắp thế giới cũng như những quy tắc thương mại đã cam kết, Trung Quốc cho phép hàng loạt các công ty trong nhiều lĩnh vực đang trong tình trạng dư thừa công suất bán phá giá vào thị trường toàn cầu, điển hình là các sản phẩm thép. Mới đây, trong một nỗ lực phát triển công nghệ cao và đột phá cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, Bắc Kinh đã đưa ra một chương trình hỗ trợ đến năm 2025 cho hàng loạt các lĩnh vực công nghệ mới như xe điện và điện thoại thông minh.

Đúng như ông Trump đã nhận định, Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của những tổ chức quốc tế mà nước này là một thành viên. Trong năm 2016, IMF đã đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ có quyền rút vốn đặc biệt,tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa về việc sẽ tự do hóa tỷ giá đồng nội tệ của mình. Trong báo cáo mới nhất về việc tuân thủ các quy định WTO của Trung Quốc, phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết Bắc Kinh đã không thực hiện nghĩa vụ của mình trong rất nhiều vấn đề từ chính sách thuế đến hạn chế các tiêu chuẩn cần có của hàng xuất khẩu. Giáo sư Mark Wu của đại học Harvard chuyên nghiên cứu về Trung Quốc và WTO, cho rằng khả năng Bắc Kinh có thể tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định thương mại của WTO là rất thấp.

Tuy nhiên, điều tương tự cũng đang có xu hướng gia tăng ở Mỹ - quốc gia từ trước đến nay vẫn cổ súy việc tuân thủ các quy định thương mại toàn cầu. Chính phủ mới của ôngDonald Trump cho biết, Nhà Trắng sẵn sàng lờ đi các quy định của WTO nếu nó đi ngược lại với lợi ích của Mỹ. Tổng thống Trump cũng đang là điển hình cho xu hướng đó khi đã yêu cầu xem xét và chỉnh sửa hoặc thay thế phần lớn các hiệp định thương mại mà Mỹ đã hoặc sẽ tham gianhư NAFTA và TPP. Ngoài ra, ông Trump và bộ sậu của mình cũng không ít lần công kích các tổ chức tài chính quốc tế như IMF.

Rõ ràng, cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình đều chia sẻ niềm tin rằng: các quy định và luật lệ toàn cầu chỉ được tôn trọng và tuân thủ nếu nó phù hợp với lợi ích của chính họ, và họ sẵn sàng đảo ngược nó nếu thấy cần thiết. Điều này dẫn tới một câu hỏi: Nếu nhà lãnh đạo của hai quốc gia quan trọng nhất trên thế giới có xu hướng không tôn trọng các quy định và luật lệ quốc tế, thì mọi chuyện sẽ ra sao? Vì thế,sẽ tốt hơn nếu như thế giới chuẩn bị tinh thần cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra: một kịch bản có lợi cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc nhưng lại tồi tệ nhất cho nền kinh tế thế giới.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trong 3 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân vốn đầu tư công được hơn 80.000 tỉ đồng và đạt tỷ lệ hơn 13,7%, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Donald Trump và Tập Cận Bình có thể phá vỡ trật tự toàn cầu?