Ngay sau khi Bộ GTVT trình Chính phủ Đề án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - TP.HCM dài 1.300km, với tổng vốn khoảng 230.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước lên tới 93.000 tỉ đồng, đề án đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Dự án cao tốc Bắc - Nam: Bộ GTVT lý giải số vốn đầu tư 'khủng' 230.000 tỉ đồng

tuyetnhung | 26/10/2016, 13:02

Ngay sau khi Bộ GTVT trình Chính phủ Đề án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - TP.HCM dài 1.300km, với tổng vốn khoảng 230.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước lên tới 93.000 tỉ đồng, đề án đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nhiều ý kiến cho rằng số vốn khủng 230.000 tỉ đồng sẽ được huy động ra sao trong bối cảnh ngân sách khó khăn,những dự án đường bộ cao tốc hiện nay dù có nguồn vốn lớn nhưng hiệu quả tài chính không caonên khó huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước.

Để có cái nhìn sâu hơn về số vốn đầu tư vào dự án này, trao đổi với báo chí tại tọa đàm “Giải đáp câu hỏi nóng về đầu tư cao tốc Bắc - Nam” ngày 25.10, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải -GTVT) Nguyễn Duy Lâm cho biết, về quy mô đầu tư sẽdựa vào quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định 326. Trên cơ sở đó, để đảm bảo khả năng huy động nguồn vốn, phương án tài chính và hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT đã nghiên cứu và đề xuất 3 phương án phân kỳ đầu tư các đoạn tuyến theo nhu cầu vận tải.

Thứ nhất là đầu tư theo quy mô tối thiểu 4 làn xe hạn chế và giải phóng mặt bằng (GPMB) theo quy mô hoàn chỉnh. Thứ hai là đầu tư theo quy mô tối thiểu 4 làn xe hạn chế và GPMB theo quy mô hạn chế. Thứ ba là đầu tư theo quy mô quy hoạch.

Qua tính toán cho thấy, đầu tư theo quy mô phương án 1 có chi phí thấp hơn so với phương án 3 khoảng 55.000 tỉ đồng. Đáp ứng được nhu cầu vận tải trong thời gian đến năm 2030, đồng thời thuận lợi cho công tác quản lý quỹ đất và hạn chế chi phí GPMB sau này so với phương án 2.

Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn hiện nay, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ đầu tư các dự án theo quy mô phương án 1 để đảm bảo phù hợp về nhu cầu vận tải và nguồn vốn. Trong đó, các đoạn có dự báo nhu cầu vận tải đến năm 2030 trên 30.000 - 35.000 xe/ngày, đêm sẽ đầu tư với quy mô cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường rộng tối thiểu 22m, các đoạn có nhu cầu vận tải thấp hơn sẽ phân kỳ đầu tư 4 làn xe hạn chế với nền đường rộng 17m.

Với phương án 1, kinh phí đầu tư khoảng 229.829 tỉ đồng, nhà đầu tư huy động 136.286 tỉ đồng và đề nghị Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn trái phiếu Chính phủ 93.534 tỉ đồng (chiếm tỷ lệ 40,7%). Về kinh phí đầu tư, phương pháp xác định dựa theo chi phí đầu tư về quản lý xây dựng. Có những dự án đã lập báo cáo khả thi, có đoạn lập báo cáo dự án. Đối với những đoạn tuyến chưa được lập, căn cứ vào các suất đầu tư của những dự án tương tự để tính đầu tư.

Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng cho biết thêm, so với các dự án đã đầu tư cao tốc trước đây, thì vốn của ngân sách khoảng 52.8%. Trong số 230.000 tỉ đồng đầu tư cho cao tốc Bắc Nam phía Đông lần này, ngân sách nhà nước rất hạn chế do nợ công của Việt Nam đã cao.

Vì thế, Bộ GTVT tính toán vốn ngân sách sẽ hỗ trợ vào khoảng 40,7%, giảm nhiều so với các dự án trước đây. Trên toàn tuyến, để hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án có những đoạn số lượng xe đông thu hồi vốn tốt, nhưng có những đoạn rất hạn chế, thu hồi vốn khó vì thế cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước với đoạn thu hồi vốn khó.

"Từ kinh nghiệm làm QL1 và đường Hồ Chí Minh, để đảm bảo tiến độ, chất lượng, cũng cần vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư, nhất là để GPMB thì trước tiên phải có mặt bằng sạch. Thứ hai là, tư vấn giám sát phải rất chặt chẽ để đảm bảo tốt về tiến độ, chất lượng.

Trước đây, một số tuyến cao tốc được cấp ngân sách hoặc tài trợ vốn ODA nhưng hiện Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, không còn được vay ưu đãi ODA nữa. Tuy nhiên quá trình tính toán, nếu ngân sách hỗ trợ được 40,7% thì việc kêu gọi vốn ngoài ngân sách còn lại là có thể thực hiện được", Thứ trưởng khẳng định.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án cao tốc Bắc - Nam: Bộ GTVT lý giải số vốn đầu tư 'khủng' 230.000 tỉ đồng