Chuyển nhượng trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xây dựng hạ tầng là việc bình thường, chỉ cần hai phía đối tác tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện các hoạt động chuyển nhượng trên tinh thần thuận mua vừa bán và hợp tác thiện chí.

Dự án KCN Xuyên Á: Làm đúng luật vẫn gặp phiền hà

Duy Thông | 06/10/2017, 21:07

Chuyển nhượng trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xây dựng hạ tầng là việc bình thường, chỉ cần hai phía đối tác tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện các hoạt động chuyển nhượng trên tinh thần thuận mua vừa bán và hợp tác thiện chí.

Tuy nhiên, suốt gần 1 năm qua, công ty Ngọc Phong (chủ dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (viết tắt là KCN) Đức Hòa II - nay là KCN Xuyên Á) theo quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 6.7.2001 đã gặp quá nhiều phiền hà với công ty Hưng Phát là đối tác đặt cọc chuyển nhượng dự án, nhưng việc chuyển nhượng không đạt được kết quả vì nhiều lý do.

Toàn cảnh vụ "lùm xùm" chuyển nhượng dự án

Ngày 10.10.2016, công ty Ngọc Phong và công ty Hưng Phát ký Văn bản thỏa thuận số 101011/BTT-2016 về việc chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư Xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Xuyên Á giai đoạn 1, 2 cho công ty Hợp tác đầu tư Hưng Phát - Dream House do công ty TNHH Hưng Phát đại diện ký kết.

Theo tài liệu chúng tôi được cung cấp, sau 3 tháng kể từ khi ký thỏa thuận, công ty Hưng Phát không thực hiện đúng cam kết, đồng thời, không cung cấp đủ bằng chứng chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo cho việc chuyển nhượng dự án nên ngày 20.1.2017, công ty Ngọc Phong đã có văn bản gửi đến công ty Hưng Phát yêu cầu thực hiện thỏa thuận.

Tiếp đó, công ty Ngọc Phong tiếp tục gửi 02 văn bản với cùng nội dung nhưng công ty Hưng Phát không phúc đáp. Dẫn đến, ngày 8.3.2017, công ty Ngọc Phong có văn bản số 105/201HĐHLL/CPNP gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan về việc không chuyển nhượng dự án cho công ty Hưng Phát.

Sau đó ngày 7.4.2017, công ty Ngọc Phong khởi kiện công ty Hưng Phát ra tòa án nhân dân huyện Đức Hòa tỉnh Long An yêu cầu tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Văn bản thỏa thuận số 101011/BTT-2016 và được TAND huyện Đức Hòa thụ lý giải quyết số 18/2017/TLDS-KDTM về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng dự án đầu tư khu công nghiệp”.

Không phúc đáp cho công ty Ngọc Phong nhưng công ty Hưng Phát, cùng ngày 7.4.2017, đã làm đơn tố cáo gửi đến Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tố cáoông Đại Miên Huê là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty Ngọc Phong có hành vi “Giả mạo hồ sơ nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Hưng Phát”, đồng thời gửi các văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỉnh Long An yêu cầu ngăn chặn mọi hoạt động của công ty Ngọc Phong.

Ngày 26.5.2017, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công An đã có thông báo số 274/ANĐT-P6 kết luận: “Công ty CP Ngọc Phong và ông Đại Miên Huê không có hành vi phạm tội làm giả hồ sơ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Hưng Phát. Vụ việc có dấu hiệu tranh chấp hợp đồng dân sự”.

Trong khi đó, theo phán quyết của tòa án nhân dân huyện Đức Hòa ngày 10.8.2017 trong bản án số 12/2017/KDTM-ST với thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Trần Văn Khánh thì: “Văn bản thỏa thuận số 101011/BTT-2016 bị vô hiệu”.

Theo phán quyết này, công ty Ngọc Phong phải hoàn trả lại số tiền cọc 10 tỉđồng cho công ty Hưng Phát, giao dịch mua bán giữa hai bên không tiếp tục vì văn bản thỏa thuận chuyển nhượng giữa công ty Ngọc Phong và công ty hợp tác đầu tư Hưng Phát - Dream House bị vô hiệu do “việc ký kết văn bản thỏa thuận chuyển nhượng không phù hợp quy định về chủ thể bên nhận chuyển nhượng - tại thời điểm ký kết không có doanh nghiệp nào có tên gọi là Công ty hợp tác đầu tư Hưng Phát - Dream House”

Công ty Hưng Phát không đồng ý với bản án đã tuyên và có đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Long An. Vụ việc đang được tòa án nhân dân tỉnh Long An giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Theo tóm tắt sự việc như trên, có thể thấy, đáng lý ra đây là một vụ việc tranh chấp dân sự liên quan đến chuyển nhượng dự án vốn dĩ rất bình thường và nếu hai bên có tranh chấp thì vụ việc sẽ được đưa ra tòa án xử lý.

Tuy nhiên, “nút thắt” của vấn đề nằm ở chỗ công ty Ngọc Phong, sau khi mỏi mòn đợi công ty Hưng Phát hoàn tất việc chuyển nhượng dự án mà không được đáp ứng, đã lâm vào cảnh khó khăn, dẫn đến một số cổ đông đồng ý bán cổ phần cá nhân của mình cho công ty Hải Sơn để tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Và từ đây, vụ việc lại lùm xùm, kéo theo đối tác khác là công ty Hải Sơn

Bán cổ phần cá nhân là quyền được pháp luật quy định

Theo điều tra của chúng tôi, một trong những lý do dẫn đến việc công ty Hưng Phát gửi đơn tố cáo công ty Ngọc Phong đến cơ quan điều tra là vì ngày 8.3.2017, công ty Ngọc Phong chấp nhận chuyển nhượngcổ phần cho công ty Hải Sơn với số tiền đặt cọc là 300 tỉ đồng.

Một số người không trực tiếp nắm rõ vụ việc cũng cho rằng đây là kiểu “một gái gả hai chồng”. Nhưng trên thực tế và theo đúng pháp luật thì việc chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng cổ phần cá nhân của các cá nhân là cổ đông của công ty chủ dự án là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Không có quy định pháp luật nào cấm việc các cá nhân sở hữu cổ phần của một công ty đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án không được phép bán cổ phần của mình.

Luật sư Ngô Việt - Văn phòng luật sư An Hưng (quận 5, TP.HCM) cho biết: “Chủ sở hữu cổ phần và chủ sở hữu dự án là 2 chủ thể khác nhau.Bán cổ phần và bán dự án là 2 giao dịch khác nhau. Nếu việc mua bán dự án phát sinh hiệu lực pháp luật thì người mua cổ phần sau này kế thừa quyền và nghĩa vụ của chủ trước liên quan đến dự án đó Nên 2 giao dịch này không ảnh hưởng gì nhau cả”.

Việc các cổ đông của công ty Ngọc Phong bán cổ phần cá nhân họ cho công ty Hải Sơn là quyền của cổ đông và nhà đầu tư theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại các điều 114, 119 và 126.

Thực tế, việc bán cổ phần cá nhân của các cổ đông đã giúp tháo gỡ những khó khăn trước mắt của công ty Ngọc Phong: khắc phục ô nhiễm môi trường, nâng cấp cải tạo đầu tư mới hạ tầng để thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất hoạt động kinh doanh, tạo việc làm và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước tại Long An.

HạAnh

Chủ tịch HĐQT Công ty Hải Sơn nói gì?

Trong lúc khó khăn, các cổ đông của công ty Ngọc Phong đã tìm được đối tác có tiềm lực tài chính là công ty Hải Sơn để chuyển nhượng cổ phần, với hy vọng hồi sinh hoạt động của KCN Xuyên Á theo hướng tích cực.

Công ty TNHH Hải Sơn là nhà đầu tư và phát triển dự án khu công nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An hơn 10 năm, là nhà đầu tư có năng lực về phát triển hạ tầng và tài chính. Hiện nay, ông Trịnh Văn Hải là Chủ tịch HĐQT của công ty cũng là chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Long An.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hải cho biết: “Các cổ đông của công ty Ngọc Phong tin tưởng vào năng lực và đạo đức của công ty chúng tôi nên đã đồng ý chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền sở hữu của họ cho chúng tôi. Đây là ý chí, nguyện vọng của họ. Chúng tôi là bên mua, xét thấy tiềm năng và sự phù hợp của dự án với mục tiêu kinh doanh của chúng tôi thì chúng tôi mua. Đây là thỏa thuận giữa hai bên chúng tôi, không liên quan đến bất cứ bên thứ ba nào. Nhưng mà, những lùm xùm xảy ra giữa công ty Ngọc Phong và công ty Hưng Phát khiến chúng tôi cũng mệt mỏi và gặp phải những rắc rối không đáng có. Tôi mong rằng những phán quyết của tòa án cũng như quyết định của cơ quanđiều tra được công bố rộng rãi để trả lại sự trong sạch cho công ty Ngọc Phong - cũng là danh dự của công ty chúng tôi vì hiện chúng tôi đã sở hữu hơn 1/3 cổ phần công ty này”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm
một giờ trước Sự kiện
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum - AFF 2024) diễn ra vào ngày 23.4 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến của Việt Nam, thể hiện sự chủ động thúc đẩy, duy trì và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án KCN Xuyên Á: Làm đúng luật vẫn gặp phiền hà