Theo một vị giáo sư Mỹ, người thân của những chính khách cao cấp Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ chuyên giám sát người dân, nên họ có thể bị tổn thất tài chính nếu Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 được Thượng viện Mỹ thông qua rồi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật.

Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 của Mỹ đụng tới túi tiền các 'ông lớn’ Trung Quốc

Mỹ Trinh | 06/12/2019, 17:21

Theo một vị giáo sư Mỹ, người thân của những chính khách cao cấp Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ chuyên giám sát người dân, nên họ có thể bị tổn thất tài chính nếu Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 được Thượng viện Mỹ thông qua rồi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật.

Reuters ngày 6.12 dẫn lời Giáo sư Victor Shih của khoa Quan hệ Trung Quốc và Thái Bình Dương (thuộc Đại học California) rằng kiểm soát đám đông là một lĩnh vực làm ăn béo bở ở Trung Quốc, nên một số công ty công nghệ sẽ bị tổn thất nếu Dự luật này được thông qua: “Dự luật này tác động rất sâu, đó là lý do tại sao Bắc Kinh có phản ứng giận dữ”.

Ông cũng nói dự luật sẽ tác động đến khả năng các công ty công nghệ Trung Quốc nhận công nghệ Mỹ, và điều này sẽ ảnh huởng đến khâu sản xuất của các công ty, đồng thời tác độngđến khả năng các công ty này đăng ký tham gia các thị trường Mỹ.

Hãng tin Anh cũng nêu Trung Quốc chi gần 1,24 ngàn tỉ Nhân dân tệ (176 tỉ USD) vào an ninh trong nước hồi năm 2017. Khoản chi này chiếm 6,1 % tổng ngân sách và nhiều hơn cả khoản chi quân sự.

Ngày 4.12, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 vốn cấm xuất khẩu cácsản phẩm có thể sử dụng vào việc theo dõi công dân, gồm công nghệ nhận diện khuôn mặt và nhận diện giọng nói. Dự luật này cũng lần đầu tiên kêu gọi trừng phạt một Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).

Tuy nhiên các điều khoản thương mại của dự luật ủng hộ cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương (tây bắc Trung Quốc) thậm chí còn gây tổn thương “đau đến tận xương” đến lợi ích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, theo các nguồn tin từ Quốc hội Mỹ của Reuters và các chuyên gia về Trung Quốc. Họ cũng khẳng định dự luật sẽ khiến Bắc Kinh trả đũa mạnh, từ đó tác động xấu đến việc giải quyết êm xuôi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Các thành viên cấp cao ở Quốc hội Mỹ lẫn chính phủ Trump đều phát hồi chuông báo động, về việc Trung Quốc đưa ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ “vào trại cải tạo” ở Tân Cương, theo ước tính của LHQ. Các người Mỹđã xem đó là chứng cứ Bắc Kinh đàn áp nhân quyền nghiêm trọng và cấm tự do tôn giáo.

Một nguồn tin giấu tên thuộc chính phủ Trung Quốc nói với Reuters: Trung Quốc có thể “bao dung” với Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông mà ông Trump đã ký duyệt ngày 27.11, nhưng Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 là “quá đáng” và cản trở nỗ lực đạt đến một thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Một nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cũng nói: một nhân vật sống ở Washington và thân cận với chính phủ Trung Quốc gần đây đã cho ông ta biết, rằng Bắc Kinh rất ứcvới Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019, vì nó kiềm chế việc xuất khẩu công nghệ an ninh, đồng thời đe dọa niêm phong tài sản và cấm xuất cảnh đối với một số quan chức.

Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc của Mỹ, nhấn mạnh không có cái gọi là nhà tù ở Tân Cương, mà chỉ có “những trung tâm đào tạo nghề của nhà nước”.Trung Quốc đã cảnh cáo dự luật sẽ tác động xấu đến quan hệ hợp tác song phương, bày tỏ sự lo ngại nó tác động đến các cuộc đàm phán thương mại, khi sắp đến hạn chót 15.12 Mỹ sẽ giáng thêm mức thuế mới 15% lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu và trị giá 165 tỉ USD.

Trong cácbài xã luận ngày 5.12, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã kêu gọi trả đũa Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 thật mạnh. Tờ Trung Quốc nhật báo gọi dự luật này là “dao đâm sau lưng, vào lúc Bắc Kinh nỗ lực ổn định mối quan hệ Trung - Mỹ vốn sẵn giông bão”, đồng thời cảnh cáo những đòn trả đũa.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải hôm 4.12 cũng nói hai nước đang cố gắng xử lý các bất đồng liên quan thương mại, nhưng “các thế lực phá hoại” đang cố gắng gây chia rẽ hai bên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh rất phẫn nộ, cực lực phản đối Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 cố tình bôi nhọ tình trạng nhân quyền ở Tân Cương và làm mất uy tín các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố tại khu vực. Bà nhấn mạnh: “Cốt lõi của tình hình Tân Cương không phải là về vấn đề nhân quyền, dân tộc thiểu số hay tôn giáo, mà chính là việc chống khủng bố và chống ly khai. Chúng tôi cảnh báo Mỹ rằng Tân Cương là của Trung Quốc và thuộc vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không có chỗ cho các lực lượng ở nước ngoài can thiệp”, và bà cảnh báo Bắc Kinh sẽ đáp trả nếu tình hình leo thang.

Bà Hoa còn chỉ trích các nghị sĩ thông qua dự luật, cáo buộc họ “ngu dốt, trơ tráo, đạo đức giả”, khi bà nhắc lịch sử 200 năm của Mỹ có nạn thanh trừng chủng tộc, đẫm nước mắt và máu của thổ dân Da Đỏ: “Từ đầu thế kỷ 19, quân Mỹ chiếm đóng hàng triệu km2 đất, cướp bóc vô số tài nguyên bằng cách xua đuổi và tàn sát thổ dân Da Đỏ trong cuộc Tây tiến”.

Mỹ Trinh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
6 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 của Mỹ đụng tới túi tiền các 'ông lớn’ Trung Quốc