Giới chức Đức sẽ “đặc biệt cảnh giác” với vụ tỉ phú Lý Thư Phúc, ông chủ Tập đoàn sản xuất xe hơi Cát Lợi của Trung Quốc, trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler AG, công ty sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz.

Đức cảnh giác Trung Quốc mua cổ phần công ty mẹ của Mercedes-Benz

Cẩm Bình | 28/02/2018, 07:27

Giới chức Đức sẽ “đặc biệt cảnh giác” với vụ tỉ phú Lý Thư Phúc, ông chủ Tập đoàn sản xuất xe hơi Cát Lợi của Trung Quốc, trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler AG, công ty sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz.

Đây là khẳng định được Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries đưa ra ngày 26.2. Bà cũng cho biết thương vụ này sẽ cần được giải thích rõ ràng hơn. Dự kiến ông Lý sẽ gặp giới lãnh đạo Daimler trong tuần này và sau đó là một số quan chức của chính phủ Berlin.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Đức là nền kinh tế mở và luôn chào đón các vụ đầu tư, miễn là chúng phù hợp với thị trường. Nhưng sự mở cửa này không nên bị sử dụng như cánh cổng cho các lợi ích chính trị - công nghiệp của các quốc gia khác”.

Phía Daimler AG ngày 23.2 xác nhận ông Lý đã mua lại 9,69% số cổ phần (trị giá khoảng 8,9 tỉ USD), trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Thương vụ này là một phần trong chiến lược thâm nhập thị trường xe hơi cao cấp châu Âu của Cát Lợi.

Đại diện Daimler AG cho biết hiện họ đang nghiên cứu kỹlưỡng kế hoạch đầu tư do ông Lý đưa ra. Tập đoàn Đức khẳng định ưu tiên số một là bảo vệ những cơ sở sản xuất và việc làm hiện tại.

Daimler AG hiện đang có liên doanh với một số công ty Trung Quốc cùng ngành, như công ty xe hơi Bắc Kinh (BAIC), công ty BYD. Tập đoàn Cát Lợi trước thương vụ lần này đã từng gây sốc khi mua lại hãng xe Volvo của Thụy Điển (năm 2010) và LEVC của Anh (2012).

Chính quyền Berlin sẽ “đặc biệt cảnh giác” với đầu tư của Trung Quốc vào Daimler AG - Ảnh: Flexis

Trước thương vụ mua lại cổ phần Daimler AG, tờ báo Đức Handelsblatt vào tuần trước cho biết chính quyền Berlin muốn ngăn chặn vụ công ty mạng lưới điện Trung Quốc (SGCC) đầu tư vào 50Hertz, đơn vị vận hành lưới điện ở Đông Bắc nước này.

Làn sóng đầu tư ồ ạt ra nước ngoài, đặc biệt là châu Âu, của Trung Quốc đã đem lại quan ngại cho nhiều quốc gia. Chính quyền các nước lo lắng đây là cách Bắc Kinh dùng để tiếp cận và lấy cắp công nghệ, kiến thức chuyên môn.

Trước tình hình này, Đức đã quyết định siết chặt các quy định, tăng quyền hạn của nhà nước trong giám sát những phi vụ thâu tóm trong nhiều ngành chủ chốt và cơ sở hạ tầng. Berlin là nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) hành động sớm.

Trong tuần này, Bộ trưởng Thương mại các nước EU sẽ nhóm họp để bàn về nhiều vấn đề của khối, trong đó việc tìm ra biện pháp bảo vệ những doanh nghiệp châu Âu có tầm quan trọng về chiến lược khỏi những nhà đầu tư không mong muốn.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia, Deutsche Welle)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức cảnh giác Trung Quốc mua cổ phần công ty mẹ của Mercedes-Benz