Reuters ngày 27.2 đưa tin trong mục tiêu đối phó lãnh đạo Mỹ ngày càng nghi ngờ Bắc Kinh, ông Vương Kỳ Sơn sẽ là Phó chủ tịch Trung Quốc, đặc biệt phụ trách quan hệ Trung-Mỹ.

Reuters: Ông Vương Kỳ Sơn có thể trở thành Phó chủ tịch Trung Quốc

Trần Trí | 27/02/2018, 16:48

Reuters ngày 27.2 đưa tin trong mục tiêu đối phó lãnh đạo Mỹ ngày càng nghi ngờ Bắc Kinh, ông Vương Kỳ Sơn sẽ là Phó chủ tịch Trung Quốc, đặc biệt phụ trách quan hệ Trung-Mỹ.

Các nguồn tin của Reuterscẩn trọng, nói có thể phút chót sẽ có sự thay đổi nhân sự và chức vụ. Danh sách chính thức chỉ có sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vào trung tuần tháng 3 tới.

Các nguồn tin yêu cầu giấu tên vì không được phép nói chuyện với nhà báo nước ngoài, hoặc vì sự nhạy cảm của việc bố trí nhân sự luôn được giữ kín cho đến khi được công bố chính thức.

Ban tổ chức trung ương đảng (phụ trách quyết định nhân sự) cùng Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc từ chối trả lời những câu hỏi củaReutersvề cơ cấu nhân sự ngoại giao mới.

"Lính chữa cháy" Vương Kỳ Sơn được phía Mỹ kính trọng, sẽ đối phó với chủ nhân Nhà Trắng

Reutersnói ông Vương Kỳ Sơn sẽ là quan chức ngoại giao cấp cao nhất, kế đến là Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ việnvà Ngoại trưởng Vương Nghị, cả ba người sẽ đều đối phó việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng nghi ngờ Trung Quốc.

Hồi tháng 11.2017, ông Trump có chuyến thăm Trung Quốc mà không gây ra tranh cãi nào, nhưng quan hệ Mỹ-Trung vẫn trầm trọng, nhất là về thương mại. Ông luôn muốn quan hệ thương mại Mỹ-Trung cân bằng hơn, và ông dọa chế tài nặng đối với Bắc Kinh để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Ông cũng đề cập việc tăng thuế đánh vào thép nhập từ Trung Quốc và các nước khác.

TheoReuters, ông Vương Kỳ Sơn có biệt danh “Lính chữa cháy”, vì vai trò trọng tâm của ông là chống tham nhũng, xử lý các vấn nạn tài chính quốc gia trong nhiều năm qua. Ông cũng có kinh nghiệm đối phó với Mỹ, vì từng là Phó thủ tướng Trung Quốc phụ trách đối thoại kinh tế hàng năm vớ Mỹ.

Một nguồn tin thân cận giới lãnh đạo nói vớiReuters: “Ông Vương Kỳ Sơn là một nhân vật nặng ký, và người Mỹ kính trọng ông ấy. Hy vọng ông ấy sẽ có thể giảm hạ sự thù địch từ phía Mỹ”.

Các nguồn tin ngoại giao và doanh nghiệp Mỹ nói Washington đã đóng băng cơ chế đối thoại chính thức Mỹ-Trung vì bất đồng thương mại, vì không mãn nguyện với nỗ lực mở cửa nền kinh tế Trung Quốc của Bắc Kinh.

Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc để nâng cấp tầm đối thoại chính thức về các vấn đề thương mại, ví dụ từ cấp chính phủ lên cấp Phó chủ tịch nước, cũng sẽ cần Nhà Trắng đồng ý.

Ông Vương Kỳ Sơn có kinh nghiệm làm việc với chính phủ Mỹ - Ảnh: AP

Vai trò của ông Vương Kỳ Sơn, 69 tuổi, đã được đồn đoán từ lúc ông đến tuổi hưu hồi tháng 10, thôi làm chủ tịch Ủy ban kiểm tra-kỷ luậttrung ương (CCDI), cơ quan phụ trách chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” do ông Tập Cận Bình phát động.

Nhưng vì là một chính khách giàu kinh nghiệm, ông Vương Kỳ Sơn được ông Tập Cận Bình giữ lại. Và theoNikkei Asian Review, ông Vương Kỳ Sơn sẽ được đưa lên chức Phó chủ tịch nước, sau khi ông đã được bầu vào Quốc hội nước này ngày 29.1, là một trong 118 đại biểu của tỉnh Hồ Nam (miền Trung Trung Quốc).

Theo trang báo Nhật, trước ông Vương Kỳ Sơn, chưa có ai được bầu vào Quốc hội Trung Quốc, sau khi không còn là Ủy viên Banthường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).

Hiến pháp Trung Quốc có hai qui định rõ về quyền lực của Phó chủ tịch nước: có quyền thực hiện chức năng-nhiệm vụ của Chủ tịch nước khi được Chủ tịch nước tín nhiệm giao quyền (điều 82) và nếu chức Chủ tịch nước để trống, Phó chủ tịch sẽ thừa nhiệm (điều 84).

Trang báo Nhật nói nếu ông Vương Kỳ Sơn làm Phó chủ tịch nước, ông sẽ giữ vai trò cực kỳ quan trọng, hành xử thay mặt ông Tập Cận Bình, chiếu theo điều khoản 82. Và ôngsẽ càng quan trọng hơn, chiếu theo điều khoản 84: thừa nhiệm chức Chủ tịch nước, nếu ông Tập Cận Bình có mệnh hệ gì.

TheoNikkei Asian Review, ông Tập Cận Bình cũng có thể bố trí ông Vương Kỳ Sơn lãnh đạo Ủy ban giám sát quốc gia (NSC) là một cơ quan chống tham nhũng mới, có nhiều quyền lực hơn cả CCDI, gồm bắt cán bộ công chức không phải đảng viên phạm tội tham nhũng.

Phần thưởng choông Vương Nghị là sự cất nhắc lên cao

Các nguồn tin của Reuters nói ở kỳ họp hàng năm Quốc hội Trung Quốc vào tháng 3 tới, sẽ có sự cải tổ số quan chức ngoại giao cấp cao. Như Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ trở thành Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, là chức vụ hiện nay của ông Dương Khiết Trì, người kiêm chức Chánh văn phòng chỉ đạo công tác đối ngoại trung ương Trung Quốc.

Ông Dương Khiết Trì đã được bầu là một trong 25 Ủy viên Bộ Chính trị CPCở Đại hội Đảng khóa 19 hồi tháng 10.2017. Các nguồn tin cũng nói ông cũng có thể trở thành Phó thủ tướng phụ trách đối ngoại, hoặc trở thành Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, điều có nghĩa ông sẽ làm việc trực tiếp với Quốc hội Mỹ.

TheoReuters, ông Dương Khiết Trì chưa đạt được bất kỳ đột phá nào, ở vai trò không chính thức là Đặc sứ Trung Quốc làm việc với chính quyền Tổng thống Trump, dù ông thông thạo tiếng Anh và từng là Đại sứ Trung Quốc ở Washington.

Đó là một phần lý do ông Lưu Hạc, cố vấn kinh tế cấp cao của ông Tập Cận Bình, đang thăm Washington, theo một nhà ngoại giao châu Á kể lại các cuộc nói chuyện với những quan chức Trung Quốc.

Một khả năng khác là ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại trung ương CPC và là người thân cận Tổng bí thư CPC Tập Cận Bình, cũng có thể trở thành Ngoại trưởng, theo các nguồn tin củaReuters. Ông Tống Đào là nhà ngoại giao từng làm việc ở Philippines và Ấn Độ, thông thạo tiếng Anh, theo các nhà ngoại giao từng gặp ông.

Chủ tịch Tập Cận Bình với Ngoại trưởng Vương Nghị - Ảnh: Internantional Business Times

Các nguồn tin nói ông Vương Nghị cũng có thể giữ nguyên chức Ngoại trưởng. Vài năm gần đây, ông Vương Nghị tích cực bảo vệ quyền lợi Trung Quốc. Khả năng ông kiêm nhiệm hai chức vụ Ủy viên Quốc vụ viện-Ngoại trưởng là bất thường, nhưng không phải không có tiền lệ. Ví dụ Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn cũng là Ủy viên Quốc vụ viện.

Theo Reuters, chức Ủy viên Quốc vụ viện-báo cáo với chính phủ Trung Quốc-cao hơn hàm bộ trưởng. Trung Quốc hiện có 4 Ủy viên Quốc vụ viện, gồm ông Dương Tinh kiêm Tổng thư ký Quốc vụ viện. Ông này đang bị CCDI điều tra vì “vi phạm kỷluật nghiêm trọng”, cụ thể là vi phạm nghiêm trọng kỷluật chính trị, quy định liêm chính, có quan hệ lâu dài với một số chủ doanh nghiệp làm ăn phi pháp, có quan hệ bất chính với một cá nhân xấu trong xã hội, để cho những cá nhân này lợi dụng ảnh hưởng của ông mà thực hiện nhiều hành vi sai trái.

Mỗi Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách từng lĩnh vực đặc biệt, ví dụ quốc phòng hoặc ngoại giao.Ở vaitrò Ủy viên Quốc vụ viện, ông Vương Nghị chịu trách nhiệm về những vấn đề phức tạp như Đài Loan đang tự trị nhưng Bắc Kinh xem là một tỉnh hải ngoại của Trung Quốc và không muốn cho Đài Loan chính thức độc lập.

Nhưng theo Reuters, ông Vương Nghị không nhiều kinh nghiệm đối phó với Mỹ, và ông nói thạo tiếng Nhật hơn là tiếng Anh.

Trung Trực (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Reuters: Ông Vương Kỳ Sơn có thể trở thành Phó chủ tịch Trung Quốc