Một người thợ tồi có thể làm hỏng một sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng vài công trình, nhưng một người thầy giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ”. Tiêu chuẩn tuyển sinh để đào tạo người thầy phải cao hơn nhiều ngành khác, đó là nguyên tắc bắt buộc.

Đừng để ngành sư phạm rẻ rúng như thế

22/08/2017, 05:32

Một người thợ tồi có thể làm hỏng một sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng vài công trình, nhưng một người thầy giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ”. Tiêu chuẩn tuyển sinh để đào tạo người thầy phải cao hơn nhiều ngành khác, đó là nguyên tắc bắt buộc.

Ảnh minh họa

Vì sao điểm chuẩn nhiều trường sư phạm thấp? Vì thiếu chỉ tiêu tuyển sinh, ảnh hưởng đến nguồn thu (từ ngân sách) của nhà trường, việc làm của đội ngũ giảng viên. Vì thiếu chỉ tiêu nên phải “hạ giá”, “vét” thí sinh, hạ điểm sàn để tuyển cho đủ số lượng. Với chất lượng đầu vào thấp như thế, dù phương pháp đào tạo có cao siêu đến đâu cũng không thể “cho ra lò” những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng mà xã hội yêu cầu.

Dù được ưu tiên miễn học phí, có phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nhưng mức thu nhập của giáo viên nói chung còn thấp. Rất nhiều người “bấu víu” vào dạy thêm như một phương tiện sinh kế. Nhưng không phải môn nào, nơi nào cũng có thể dạy thêm.

Gần đây Bộ GD&ĐT “rục rịch” đề nghị bỏ biên chế đối với giáo viên. Vị trí và uy tín người thầy có phần giảm sút trong nền kinh tế thị trường. Sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp hàng loạt, muốn tìm một suất biên chế hay hợp đồng thì phải lo lót, chạy chọt, nộp “lệ phí chống trượt”. Phải chăng đó là những nguyên nhân ngành sư phạm bị rớt giá thảm hại hơn bao giờ hết?

Theo công bố của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước đang thừa hơn 35.000 cử nhân sư phạm. Dự báo năm 2020, sẽ thừa hơn 70 nghìn nữa. Trong khi đó, hằng năm các trường ĐH và CĐ tuyển thêm khoảng 24,5 - 46 nghìn chỉ tiêu sư phạm. Trước tình trạng thừa giáo viên như vậy, lẽ ra các trường sư phạm phải tinh tuyển, sàng lọc người học, giảm chỉ tiêu tuyển sinh.

Nhưng hiện nay thì ngược lại, hệ thống các trường sư phạm và các trường đại học có ngành sư phạm ngày càng “phình to”.

Theo thống kê, trên địa bàn mỗi tỉnh, thành đều có ít nhất một cơ sở đào tạo GV. Cả nước có tổng cộng 108 cơ sở đào tạo giáo viên trên 63 tỉnh thành.

“Sinh ra thì phải nuôi”, các trường sư phạm muốn tồn tại phải có sinh viên, phải tuyển sinh đủ chỉ tiêu mới đảm bảo được nguồn ngân sách nhà nước cấp. Nhưng chẳng lẽ vì điều này mà các cơ sở đào tạo GV tuyển sinh bằng mọi giá, vét thí sinh bằng, thậm chí thấp hơn điểm sàn?

Chẳng lẽ các trường sư phạm vì mình mà “bỏ qua” lợi ích chung của cộng đồng, đặt nhẹ tiêu chí đối với người thầy? Tuyển sinh điểm “chạm đáy”, làm sao có thầy giỏi?

Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Một người thợ tồi có thể làm hỏng một sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng vài công trình, nhưng một người thầy giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ”. Tiêu chuẩn tuyển sinh để đào tạo người thầy phải cao hơn nhiều ngành khác, đó là nguyên tắc bắt buộc.

Trước hiện tượng “khủng hoảng thừa” giáo viên, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo các trường sư phạm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, thậm chí dừng tuyển sinh một vài năm. Và cần thiết, phải cắt giảm bớt một số trường ĐH, CĐ sư phạm chất lượng thấp, cắt giảm hẳn các ngành sư phạm trong các trường ĐH không phải chuyên đào tạo sư phạm.

Các trường ĐH, CĐ sư phạm không vì chạy theo chỉ tiêu số lượng mà hạ điểm đầu vào bằng điểm sàn.

Ngành giáo dục cần một “cuộc đại phẫu” mà trước hết phải quy hoạch mạng lưới đào tạo, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo sư phạm, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tất cả các trường sư phạm phải quy về một mối, không để tình trạng nhiều cơ sở đào tạo nằm ngoài tầm quản lý của Bộ GD&ĐT như hiện nay.

Đi đôi với việc “tái cấu trúc” hệ thống đào tạo sư phạm, tinh giảm, sáp nhập các trường sư phạm, cần chuyển hướng đào tạo từ mô hình số lượng sang chất lượng đào tạo, tập trung xây dựng các trường ĐH sư phạm trọng điểm, chất lượng cao.

Đặc biệt, cần chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo, làm sao cho “lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng” như Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng đã đề ra.

Lê Xuân Chiến

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
38 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng để ngành sư phạm rẻ rúng như thế