Lượng vốn FDI đổ nhiều vào lĩnh vực năng lượng sạch, doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và lĩnh vực hàng hóa môi trường sẽ mang lại lợi ích đối với môi trường của Việt Nam, giúp đất nước đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh.

FDI đổ vào ngành năng lượng sạch Việt Nam ngày càng nhiều

Trí Lâm | 03/04/2017, 15:16

Lượng vốn FDI đổ nhiều vào lĩnh vực năng lượng sạch, doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và lĩnh vực hàng hóa môi trường sẽ mang lại lợi ích đối với môi trường của Việt Nam, giúp đất nước đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh.

Theo thống kê mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến nay, trong số 110 dự án FDI sản xuất điện, khí đốt, Việt Nam đã thu hút được 16 dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng xanhvới tổng số vốn đầu tư đăng ký 778 triệu USD; chiếm 14,5% về số dự án và 6% tổng số vốn đầu tư đăng ký trong ngành điện và khí đốt.

Bên cạnh đó, quy mô bình quân cho một dự án năng lượng xanh khoảng trên 48 triệu USD, cao hơnquy mô bình quân cho 1 dự án FDI khoảng 13 triệu USD/dự án, nhưng thấp hơn nhiều so với quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành sản xuất điện (khoảng 115 triệu USD).

Năm 2009, có 2 dự án FDI trong năng lượng đầu tư vào Việt Namvới tổng vốn đầu tư đăng ký là 90,5 triệu USD. FDI trong lĩnh vực này có giảm xuống trong năm 2013 sau đó tăng dần vào năm 2014. Năm 2015, vốn đăng ký vào lĩnh vực này đạt trên 356 triệu USD.

Lượng vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng xanh của Việt Nam ngày càng tăng

Sản xuất điện từ năng lượng gió thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 577 triệu USD, chiếm 74% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh. Đứng thứ 2 là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 137,38 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký của lĩnh vực này. Cuối cùng là dự án sản xuất điện sinh khối, với số vốn đầu tư đăng ký là 59,2triệu USD, chiếm 8%.

Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, lượng vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng sạch, những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và lĩnh vực hàng hoá môi trường có thể mang lại lợi ích đối với môi trường của Việt Nam và giúp đất nước đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh. Việc thúc đẩy những dự án năng lượng xanh đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

“Có thể nhận thấy rằng, Việt Nam tuy đã thu hút được một số dự án năng lượng xanh, tuy nhiên, số lượng dư án chưa tương xứng với tiềm năngvà thế mạnh của Việt Nam. Cần nhận thấy rằngviệc thu hút dự án năng lượng xanh vào Việt Nam là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng”, trích báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, hầu hết FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam được tập trung ở các tỉnh có thể sử dụng sức gió và năng lượng mặt trời như Ninh Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Trong đó, Ninh Thuận đứng đầu với tổng số vốn đầu tư đăng ký 224,67 triệu USD. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với tổng vốn đầu tư đăng ký cho các dự án năng lượng xanh lần lượt là 152 triệu USD, 120 triệu USD và 70 triệu USD.

Tính đến nay, đã có 9 nước đầu tư vào dự án FDI năng lượng xanh bao gồm Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ấn độ, Hoa Kỳ, Singapore, Nga, Bỉ và Trung Quốc. Trong đó, đứng đầu là nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 371 triệu USD, chiếm 48%; Đức đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 226,68 triệu USD, chiếm 29,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tiếp theo là các nhà đầu tư Pháp, Ấn Độ và Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 77,12 triệu USD;59,22 triệu USD và 26 triệu USD.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
FDI đổ vào ngành năng lượng sạch Việt Nam ngày càng nhiều