Theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 do Bộ KH-ĐT vừa công bố, trong 5 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,3 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục mới

27/05/2019, 12:59

Theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 do Bộ KH-ĐT vừa công bố, trong 5 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,3 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục mới - Ảnh: Internet

Tính đến 20.5.2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỉ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây.

Nếu như trong 4 tháng đầu năm phần điều chỉnh vốn giảm so với cùng kỳ thì trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư đã tăng ở cả 3 hợp phần.

Trong đó, vốn cấp mới đến ngày 20.5.2019, cả nước có 1.363 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 6,46 tỉ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Có 505 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,63 tỉ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018; có 3.160 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7,65 tỉ USD, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ 2018 và chiếm 45,7% tổng vốn đăng ký.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,4 tỉ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,9% kim ngạch xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng về mặt giá trị, song lại giảm về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2018 (5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu kể cả dầu thô tăng 15%; xuất khẩu không kể dầu thô tăng 15,8%).

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 52,85 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 56,9% kim ngạch nhập khẩu.Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,73 tỉ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 11,85 tỉ USD không kể dầu thô.

Trong khi đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,28 tỉ USD. Xuất siêu của khu vực đầu tư nước ngoài không bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy cả nước nhập siêu 548 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019.

Theo lĩnh vực đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỉ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,38 tỉ USD, chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký...

Trong 5 tháng đầu năm 2019, đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỉ USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,62 tỉ USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,09 tỉ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc, Nhật Bản lần lượt xếp vị trí thứ tư và thứ năm với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỉ USD và 1,52 tỉ USD.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 4,79 tỉ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,78 tỉ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 1,25 tỉ USD chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư...

Tính lũy kế đến ngày 20.5.2019, cả nước có 28.632 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 350,5 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 198,7 tỉ USD, bằng 56,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 183 triệu USD. Trong đó có 55 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam đạt 98,3 triệu USD. Có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 84,8 triệu USD.

Theo lĩnh vực, lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 81,9 triệu USD, chiếm 44,7% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực ngân hàng đứng thứ hai với 37,1 triệu USD và chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư; thông tin và truyền thông đứng thứ ba với gần 31 triệu USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.

Theo địa bàn, trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 25 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với 1 dự án quy mô vốn lớn 59,8 triệu USD, Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ xếp thứ hai với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 44,3 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Campuchia xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư 38 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Malaysia, Nam Phi, Canada...

Lam Thanh

Bài liên quan
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục mới