Thống kê của Bộ GD-ÐT đến hết ngày 28.7 (ngày cuối cùng điều chỉnh nguyện vọng), cả nước có hơn 304.000/688.466 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ÐH, chiếm gần 50% thí sinh đăng ký xét tuyển ÐH trên cả nước.

Gần 50% thí sinh cả nước điều chỉnh nguyện vọng, ngành sư phạm đắt hàng

Hải Yến | 30/07/2018, 08:09

Thống kê của Bộ GD-ÐT đến hết ngày 28.7 (ngày cuối cùng điều chỉnh nguyện vọng), cả nước có hơn 304.000/688.466 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ÐH, chiếm gần 50% thí sinh đăng ký xét tuyển ÐH trên cả nước.

Sự thử thách cho các trường

Trong đó, số thí sinh điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến là 230.435. Số thí sinh điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nộp trực tiếp tại các cơ sở là 74.059; số thí sinh điều chỉnh khu vực ưu tiên là 113; số thí sinh điều chỉnh thông tin về đối tượng ưu tiên là 86. Riêng đối với khối ngành sư phạm, tổng số nguyện vọngđăng ký là 125.269, trong đó số thí sinh đăng ký cho nguyện vọng 1là 43.928.

Thống kê sơ bộ cũng cho thấy, khối ngành Kinh doanh và quản lý có số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhiều nhất năm nay với 739.040 nguyện vọng (do một thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng). Riêng ngành sư phạm năm nay có điểm sàn riêng cao hơn mức điểm sàn chung mọi năm nhưng vẫn có rất đông thí sinh đăng ký, cụ thể, có tổng số nguyện vọng sư phạm là: 125.269 nguyện vọng, trong đó nguyện vọng 1 là: 43.928.

Điểm trúng tuyển ở các trường tốp đầuthông thường có thể cao hơn điểm sàncông bố từ 4-5 điểm, các trường tốp giữa, điểm trúng tuyển cao hơn khoảng từ 2-3 điểm, khối các trường còn lại có mức điểm trúng tuyển tầm ngang bằng hoặc nhỉnh hơn 1 điểm so với điểm sàn.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT),với mặt bằng điểm thấp như năm nay, mức sàn mà Bộ GD-ĐT đưa ra thực sự là một thách thức đối với các trường. Việc nhiều trường sẽ gặp khó khăn trong tuyển sinh là điều được dự báo trước. Rất nhiều chuyên gia tuyển sinh khẳng định với mặt bằng điểm thi năm nay, không ít trường sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu, đặc biệt ở những vùng, ngành khó tuyển sinh hoặc hệ cao đẳng, trung cấp. "Chúng tôi quan tâm đến những trường đưa ra chính sách chất lượng thấp. Nếu điều kiện đảm bảo chất lượng không tốt, chúng tôi cũng sẽ có những can thiệp hành chính. Chúng tôi đưa thông tin đầy đủ về những trường không đảm bảo chất lượng hoặc chính sách chất lượng thấp với các thí sinh để người học sẽ có sự lựa chọn riêng”, bà Phụng cho hay.

Đặc biệt, với khối ngành sư phạm cần thay đổi các mục tiêu, đưa ra các kế hoạch tuyển sinh cụ thể, thu hút thí sinh mới nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh giỏi. Năm nay không có quá nhiều thí sinh được điểm cao, mặt bằng điểm năm nay thấp hơn năm ngoái vì đề thi có tính phân loại cao. Đó là lý do các em nên chú ý tới tương quan giữa điểm của mình đạt được và điểm của những thí sinh cùng thi hay tương quan giữa điểm xét tuyển, trúng tuyển của các trường mà mình đăng ký.

“Các trường tốp trên vẫn lấy điểm cao, các trường tốp dưới vẫn lấy điểm thấp. Vì vậy, các thí sinh cần quan tâm tới tương quan điểm giữa các trường để chọn được trường vừa sức, phù hợp với mức điểm mình đạt được", Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH khuyên thí sinh.

Ở khối ngành sư phạm, năm 2018 nhiều học sinh vẫn đăng ký khối này chứng tỏ sức hút của ngành nghề này không hề giảm vì mục tiêu của Bộ vẫn muốn nâng cao chất lượng đào tạo.Năm trước, Bộ quy định điểm sàn là 15 nhưng bằng cách tính này hay cách tính khác, có một số trường đã hạ sànso với quy định.

“Tuy nhiên, đúng là do nhiều nguyên nhân như việc làm, thu nhập, khả năng chuyển đổi nghề thấp, áp lực công việc do kỳ vọng của xã hội cao… mà sư phạm vẫn chưa thể trở thành ngành hấp dẫn như chúng ta mong muốn” - bà Phụng nói. Chính vì vậy mà Bộ GD-ĐT, các địa phương cũng như Chính phủ đang tìm các giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.

Các trường ĐH sư phạm cần đưa ra giải pháp cụ thể để thu hút sinh viên

Tại Trường ĐH sư phạm Hà Nội, tỷlệ thí sinh đăng ký vào trường cao hơn so với năm ngoái tuy nhiên trong thời gian qua xảy ra nhiều lùm xùm về việc lương giáo viên thấp, áp lực nghề nghiệp, ra trường phải mất tiền chạy việc... khiến nhiều học sinh băn khoăn.

Tại Trường ĐH Sư phạm Vinh, ông Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng cho biết dự kiến năm 2018 nhà trường sẽ tuyển sinh được khoảng 80% chỉ tiêu. Và mục tiêu của Bộ và các trường sư phạm thống nhất là không phải tuyển bằng hết chỉ tiêu và vấn đề là chất lượng, là tổ chức đào tạo để giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục-đào tạo sau này, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ông Khoa cũng khẳng định, do chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm gắn liền với nguồn ngân sách hỗ trợ, nên chỉ tiêu giảm thì các trường sư phạm sẽ gặp nhiều khó khăn. “Tuy nhiên, chúng ta phải khắc phục khó khăn ấy vì tương lai lâu dài của giáo dục đất nước. Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo, thay cho việc tuyển mới thì chúng ta phải đầu tư vào đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Nếu đội ngũ không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục-đào tạo và khó khăn trong triển khai chương trình phổ thông mới ” - ông Đinh Xuân Khoa chia sẻ.

Bộ GD-ĐT đã trao đổi với các trường ĐH sư phạm trên cả nước đưa ra giải pháp nhằmchấm dứt sự lệch pha trong đào tạo-tuyển dụng và sử dụng giáo viên lâu nay, đầu năm 2018, Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu ngay từ mùa tuyển sinh 2018 này đào tạo ở lĩnh vực sư phạm sẽ theo đơn đặt hàng từ các địa phương.

Tuy nhiên đến thời điểm này, mới chỉ có UBND tỉnh Thanh Hóa công bố quyết định đặt hàng với trường sư phạm trên địa bàn, còn những tỉnh/thành khác vẫn im hơi lặng tiếng. Với tình hình này, có lẽ mục tiêu đào tạo sư phạm theo đơn đặt hàng khó thực hiện kịp trong năm nay, khi các địa phương vẫn “chưa hợp tác” trong việc đảm bảo đầu ra cho sinh viên sư phạm.Để thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, tỉnh Thanh Hóa đã đặt hàng Trường ĐH Hồng Đức mở 4 ngành đào tạo chất lượng cao, gồm sư phạm toán, vật lý, lịch sử và ngữ văn. Mỗi ngành đào tạo 20 sinh viên. Yêu cầu đặt ra cho hệ chất lượng cao là các thí sinh phải đạt từ 24 điểm trở lên; bù lại, Thanh Hóa sẽ bảo đảm phân công nơi làm việc cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Theo thống kê của Bộ GD-ÐT, riêng với nhóm ngành đào tạo giáo viên, cả nước có 128.248 nguyện vọng trước khi điều chỉnh. Trong đó, nguyện vọng 1 là 43.768, tổng nguyện vọng sư phạm sau 10 ngày điều chỉnh 125.269, trong đó nguyện vọng 1 là 43.928. Như vậy, nguyện vọng 1 vào sư phạm sau 10 ngày điều chỉnh tăng thêm khoảng 200, nhưng giảm hơn 3 nghìn ở các nguyện vọng khác. Điều này cũng là một lưu ý để các trường sư phạm cần có sự điều chỉnh phù hợp để có sự thu hút các thí sinh đăng ký vào trường nhiều hơn.

         
Để sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, trong đó phân cấp, giao sở GD-ĐT/phòng GD-ĐT các địa phương chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị sớm phê duyệt phương án tiền lương trong Đề án cải cách chế độ, chính sách tiền lương. Trong đó, xây dựng hệ thống thang, bảng lương nhà giáo theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng, hiệu quả công việc.
Dạ Thảo
Bài liên quan
Bộ KH-CN lý giải việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu bị kéo dài
Theo Bộ KH-CN, nguyên nhân là do số lượng đăng ký nhãn hiệu nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ liên tục tăng nhanh, trong khi đó nguồn đầu tư cho hoạt động của cục còn hạn chế…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 50% thí sinh cả nước điều chỉnh nguyện vọng, ngành sư phạm đắt hàng