Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, chiều 29.7 đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai dẫn đầu đã đi khảo sát Bệnh viện Dã chiến 16 (16 Đào Trí, Quận 7, TP.HCM) để chuẩn bị thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 tại đây.

GĐ BV Bạch Mai khảo sát, chuẩn bị lập Trung tâm Hồi sức tích cực tại quận 7, TP.HCM

SK&ĐS | 30/07/2021, 06:18

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, chiều 29.7 đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai dẫn đầu đã đi khảo sát Bệnh viện Dã chiến 16 (16 Đào Trí, Quận 7, TP.HCM) để chuẩn bị thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 tại đây.

3.jpg
Đoàn công tác Bộ Y tế khảo sát Bệnh viện Dã chiến 16 để lập Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại đây

Theo kế hoạch, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16. Quy mô được thiết lập 500 giường.

Ngay khi đến Bệnh viện Dã chiến 16, ông Tuấn cùng các y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đã khảo sát kỹ các khu trong bệnh viện gồm: Khu điều trị bệnh không triệu chứng; khu điều trị bệnh nhân phải thở ô xy; khu tiếp nhận thực phẩm…

Bệnh viện Dã chiến số 16 do Bệnh viện Hùng Vương tiếp nhận, vận hành. TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết: Vừa đi vào hoạt động hôm qua (ngày 28.7) nên đến hôm nay mới đón được một số ít bệnh nhân đến khu cách ly, điều trị. Cán bộ, nhân viên, y bác sĩ trước khi đưa đến Bệnh viện Dã chiến 16 đã được tập huấn kỹ phương pháp tiếp nhận, điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Tổng quy mô của bệnh viện lên đến gần 3.000 giường với 350 đầu ô xy.

BSCKII Huỳnh Xuân Nghiêm, Giám đốc Điều hành Bệnh viện Dã chiến số 16 cho biết thêm: Ngoài đầu ô xy, bồn ô xy lớn trữ sẵn thì còn có 20 máy thở chuyên dụng. Đội ngũ y bác sĩ cũng đã sẵn sàng.

Sau khi trực tiếp kiểm tra từng phòng dành cho bệnh nhân, đặc biệt khảo sát kỹ khu cách ly, cấp cứu, GS.TS Tuấn đánh giá: Cơ bản cơ sở vật chất, không gian ở Bệnh viện Dã chiến 16 tốt. Việc trang bị phòng ốc khá đảm bảo, đủ điều kiện làm Trung tâm hồi sức COVID-19 tại đây. Tại đây đã có 350 đầu ô xy rồi, cần quan tâm thêm đến khí nén-điều rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Khi Bệnh viện dã chiến số 16 được nâng lên thành Trung tâm Hồi sức COVID-19 thì Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai sẽ cung ứng, hỗ trợ thêm các chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực hồi sức. Bộ Y tế luôn quan tâm đặc biệt đến công tác này. Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại đây sẽ được đầu tư máy móc và nâng dần từ 100 lên 300 rồi 500 giường. Điều trị trong môi trường đặc biệt thì việc chăm lo, bảo hộ cho y bác sĩ cần đảm bảo tốt. Cần có các khu nghỉ tập trung (nhà nghỉ, khách sạn) dành cho thầy thuốc. Nếu không may có ca nhiễm thì chỉ cần khoanh vùng khách sạn đó lại, không lây nhiễm chéo đi đâu được. Bảo đảm “một con đường hai điểm đến”. Đến bệnh viện rồi quay về khu nghỉ. Lo đời sống tốt cho y bác sĩ để chiến đấu bền bỉ với dịch bệnh là quan trọng.

Để Trung tâm hồi sức COVID-19 nhanh chóng được hình thành và đi vào hoạt động, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề xuất: 30 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến 16 nên có phương án chuyển đi nơi khác. Đồng thời bệnh viện tạm dừng nhận bệnh nhân để tức tốc thi công, nâng cấp thành Trung tâm hồi sức COVID-19. Dự kiến việc nâng cấp trong 5 ngày. 

Bộ Y tế điều các Bệnh viện hạng đặc biệt tuyến TW xây dựng khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM

Sáng  29.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm việc với Thành uỷ, UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vấn đề cần quan tâm nhất trong phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố tại thời điểm này là làm thế nào để cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong.

Bộ trưởng Y tế khẳng định: Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.

Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM quy mô 1.000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (bệnh viện này đã đi vào hoạt động và đang tập trung điều trị các bệnh nhân nặng và nguy kịch), Bộ Y tế sẽ cùng với Thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng.

Bộ Y tế giao Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 của Bộ Y tế trên địa bàn thành phố Thủ Đức với quy mô 500 giường. Đồng thời, Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức về điều trị hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng.

Giám đốc Trần Bình Giang cho biết ngay chiều qua đã đưa êkip gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức vào TP.HCM, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực của Bệnh viện để sẵn sàng nhận nhiệm vụ của Bộ Y tế giao thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường tại TP.HCM.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP.HCM với quy mô 500 giường. Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Ninh; Bắc Giang, Hải Dương… vào làm việc tại Bệnh viện hồi sức này. Ngay trong chiều cùng ngày, đoàn lên đường bay vào TP.HCM.

Bệnh viện TW Huế được giao nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường trên cơ sở Bệnh viện dã chiến số 13.

Ngoài ra, Giám đốc các Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Lão khoa TW, Bệnh viện E và Bệnh viện K được giao nhiệm vụ sẵn sàng chung sức thiết lập thêm một Trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GĐ BV Bạch Mai khảo sát, chuẩn bị lập Trung tâm Hồi sức tích cực tại quận 7, TP.HCM