Nghi án tranh giả trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” chưa có dấu hiệu dừng lại, khi mới đây đại diện gia đình của họa sĩ Tạ Tỵ vừa gửi đơn lên Tòa án nhân dân TP.HCM yêu cầu đưa vụ việc ra trước pháp luật.
Con rểcủa họa sĩ Tạ Tỵ là luật sư Nguyễn Hữu Đức (chồng của bà Tạ Thùy Châu),xác nhận ông được giao làm đại diện cho phía người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến di sản của cố họa sĩ Tạ Tỵ đãchính thức đệ đơn kiện lên Tòa án nhân dân TP.HCM vào ngày 3.8.2016. Đơn của ông yêu cầu phía tòa án làm rõ những khuất tất đằng sau vụ mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ trong bức tranh có tênTrừu tượng.
Đối tượng trong lá đơn kiện của luật sư Nguyễn Hữu Đức làông Vũ Xuân Chung người đang sở hữu bức tranh được cho là mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ do ông Jean-François Hubert,quốc tịch Pháp xác nhận. (Ông Jean-François Hubert được cho làchuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong, người bán 17 bức tranh cho ông Vũ Xuân Chung, trong đó có bức tranh mang tên Trừu tượng– PV).
Trong đơn kiện, luật sư Nguyễn Hữu Đức yêu cầu ông Vũ Xuân Chung phải xóa tên họa sĩ Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh mà ôngChunghoặc ông Hubert đã đặt tên là Trừu tượngđồng thờicông khai xin lỗi gia đình cũng nhưvong linh của họa sĩ Tạ Tỵ.
Căn cứ vào những bằng chứnggia đình cố họa sĩ Tạ Tỵ thu thập được trong thời gian qua, luật sư khẳng định bức tranh có tênTrừu tượngcủaông Vũ Xuân Chung đang sở hữu chắc chắn là tranh giả mạo chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ. Bên cạnh đó, luật sư Nguyễn Hữu Đức còn căn cứ vào kết luận “15/17 bức tranh là giả, và 2 bức tranh bị mạo danh, 1 của họa sĩ Tạ Tỵvà 1 của họa sĩ Sĩ Ngọc” đượchội đồng thẩmđịnh do Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM thành lậpcông bố bằng văn bản vào ngày 19.7.2016.
“Đây chính là một trong những cơ sở để khởi kiện vụ việc ra tòa án”, luật sư Nguyễn Hữu Đức nói.
Đại diện gia đình của cố họa sĩ Tạ Tỵ cho biết, sở dĩ họ quyết tâm đưa vụ việc ra pháp luật là đểbảo vệ danh tiếng cáchọa sĩ đời đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương của Việt Nam,trong đó có họa sĩ Tạ Tỵ, trước nạn tranh giả đang hoành hành trong thị trường tranh Việt Nam lâu nay.
Như báo điện tửMột Thế Giớiđã có loạt bài phản ảnh trước đó,triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của nhàsưu tầm Vũ Xuân Chung diễn ra từ ngày 10 -21.7.2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Triển lãm nàytrưng bày 17 tác phẩm được cho là của các danh họa thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi triển lãm diễn ra được ít giờ thì lập tức bị giới mỹ thuật phát hiện toàn bộ những bức tranh ở đây là tranh giả. Đỉnh điểm của sự việc là vào ngày 19.7, họa sĩ Thành Chương phát hiện ra bức tranh có tên làTrừu tượngký tên họa sĩ Tạ Tỵ vẽ vào năm 1952là bức tranhChân dung cô Kim Anhdo chính ông vẽ.
Trước các nghi vấn nêutrên, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã thành lập một hội đồng giám định gồm nhiều họa sĩ, chuyên gia trong nghành mỹ thuật Việt Nam để thẩm định lại 17 bức tranh đang được triển lãm ở đây. Sau đó hội đồng thẩm định đã đưa ra kết luận cuối cùng là15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện. 2 bức tranh trong bộ sưu tập nàymạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc). Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cũng đã xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra tại bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực. Ngoài ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMcũng đềnghị các cơ quan chức năng tạm giữ17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra.
Tuy nhiên đến ngày 22.7,vợ chồngnhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã đến Bảo tàng Mỹthuật TP.HCMnhận lại toàn bộ 17 bức tranh sau 10 ngày được triển lãm ở đây mà không gặpphải bất cứ trở ngại gì từ phía bảo tàng cũng như các cơ quan chức năng.
Ở một diễn biến có liên quan đến nghi án tranh giả,họa sĩ Thành Chương đã gửi đơn tố cáođến cơ quan điều tra Bộ Công an, đề nghị làm rõ những vấn đềchưa được giải quyết liên quan đến bức tranh Trừu tượngcủa mình bịgiả danh thành tranh của cốhọa sĩ Tạ Tỵ.
Tiểu Vũ