Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết tăng bình quân 10% mỗi tuần; bệnh tay chân miệng tăng đến 60% so với tuần trước. Hiện đang xuất hiện chủng EV71 rất nguy hiểm nên 2 bệnh này có nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian tới.

Giám đốc HCDC: Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch

Hồ Quang | 13/07/2023, 22:00

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết tăng bình quân 10% mỗi tuần; bệnh tay chân miệng tăng đến 60% so với tuần trước. Hiện đang xuất hiện chủng EV71 rất nguy hiểm nên 2 bệnh này có nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Hồng Tâm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã khẳng định như thế tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch vào chiều 13.7.

giam-doc-hcdc-benh-tay-chan-mieng-va-sot-xuat-huyet-co-nguy-co-bung-phat-thnah-dich-hinh-anh(1).png
Bệnh nhi mắc tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM-Ảnh: PV

Theo ông Tâm, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết nguy cơ bùng phát thành dịch là rất cao, điều này  tùy thuộc vào thái độ phòng chống dịch của người dân. “Chống dịch là trách nhiệm của toàn xã hội, toàn dân, của các cấp chính quyền. Tất nhiên, ngành y tế là đầu mối hướng dẫn về chuyên môn, nhưng phải có sự vào cuộc quyết liệt đồng bộ của các cấp chính quyền, cũng như sự chung tay của người dân thì việc phòng chống dịch của chúng ta mới hiệu quả”, ông Tâm nhấn mạnh.

Ông Tâm cho biết, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hiện nay đang diễn biến phức tạp, số ca tăng cao nên mọi người không được chủ quan, nhưng không nên quá hoang mang.

“Đến thời điểm này, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng so với cùng kỳ vẫn thấp và chưa có trường hợp nào tử vong. Đây là điều đáng mừng”, ông Tâm nói.

Tuy nhiên, theo ông Tâm có 2 điểm đáng lo ngại đối với 2 bệnh này là số ca mắc/số ca nặng có tỷ lệ rất cao. Nếu như ở các năm trước, trong 100 ca mắc chỉ có gần 10 ca nặng, còn năm nay 100 ca mắc lên đến hơn 20 ca nặng.

Một điểm đáng lo ngại đối với dịch bệnh sốt xuất huyết là số điểm có lăng quăng rất cao. Qua kiểm tra thực tế của HCDC cho thấy, cứ 2 điểm thì có 1 điểm có lăng quăng, chiếm đến 50%, điều này là rất nguy hiểm.

“Lúc này rất cần sự vào cuộc của người dân trong mỗi gia đình, chứ ngành y tế không thể vào được những nơi đó để xử lý. Ngành y tế đã khuyến cáo điều này rất nhiều, và đã hướng dẫn người dân rất cụ thể những biện pháp phòng bệnh. Ngành y tế đã làm tất cả các biện pháp về phòng bệnh và điều trị. Trong đó, điều trị đã có kịch bản rất cụ thể, có cả tổ chuyên gia tư vấn. Thậm chí, ngành y tế TP còn hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện ở các tỉnh lân cận để phòng thủ từ xa, vì dịch bệnh không có ranh giới địa lý”, ông Tâm chia sẻ.

Để phòng chống dịch sốt xuất huyết, ông Tâm cho biết, không có nước thì không có lăng quăng, không có muỗi và không có sốt xuất huyết. Do đó, mỗi người dân không để cho muỗi có nơi đẻ trứng. Với những nơi buộc phải chứa nước, người dân chủ động không cho muỗi đẻ trứng ở đó.

Ngoài ra, người dân còn có thể thông qua ứng dụng “y tế trực tuyến” báo cho ngành y tế TP biết những điểm có lăng quăng mà mình không thể can thiệp. Sau khi nhận thông tin, trong vòng 48 giờ thì điểm lăng quăng mà người dân báo sẽ được chính quyền xử lý ngay.

Riêng bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên phải thường xuyên rửa tay cho trẻ sau khi chơi hay tiếp xúc với các trẻ em khác; phụ huynh và người trông giữ trẻ cũng phải rửa tay thường xuyên. Các bậc phụ huynh phải nắm được dấu hiệu trở nặng của bệnh ở trẻ để kịp thời đưa đến bệnh viện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giám đốc HCDC: Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch