Theo thống kê của Bkav, chỉ tính riêng năm 2020, hàng trăm tỉ đồng đã bị hacker chiếm đoạt qua tấn công an ninh mạng liên quan đến ngân hàng.

Giao dịch ngân hàng – miếng mồi ngon của các hacker

Thu Anh | 19/01/2021, 13:55

Theo thống kê của Bkav, chỉ tính riêng năm 2020, hàng trăm tỉ đồng đã bị hacker chiếm đoạt qua tấn công an ninh mạng liên quan đến ngân hàng.

Theo thống kê của Bkav, chỉ tính riêng năm 2020, hàng trăm tỉ đồng đã bị hacker chiếm đoạt qua tấn công an ninh mạng liên quan đến ngân hàng, trong đó chủ yếu là các vụ đánh cắp mã OTP giao dịch của người dùng.

Cách thức chính của hacker là lừa người dùng cài đặt phần mềm gián điệp trên điện thoại để lấy trộm tin nhắn OTP, thực hiện giao dịch bất hợp pháp. Trung bình mỗi tháng, hệ thống giám sát virus của Bkav đã phát hiện hơn 15.000 phần mềm gián điệp trên điện thoại di động. Điển hình là vụ việc VN84App, phần mềm thu thập tin nhắn OTP giao dịch ngân hàng lên đến hàng tỉ đồng, đã lây nhiễm hàng nghìn smartphone tại Việt Nam.

Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng chỉ cài đặt phần mềm từ các kho ứng dụng chính thống. Quan trọng hơn, cần cài đặt thường trực phần mềm bảo vệ giao dịch ngân hàng trên điện thoại của mình.

hacker-1544516459035880306565.jpg
Ảnh: Internet

Ngoài ra, Tổng kết an ninh mạng năm 2020 của Bkav cũng phân tích COVID-19 bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chuyển sang làm việc từ xa nên nhiều đơn vị buộc phải mở hệ thống ra Internet để nhân viên có thể truy cập và làm việc từ xa… Điều này tạo môi trường cho kẻ xấu khai thác lỗ hổng, tấn công, đánh cắp thông tin.

Cụ thể, Bkav dẫn chứng hàng loạt vụ tấn công mạng quy mô lớn diễn ra trên toàn cầu, điển hình như vụ việc nhà máy của Foxconn bị tin tặc tấn công, bị đòi 34 triệu USD tiền chuộc dữ liệu; hay 267 triệu thông tin người dùng Facebook được rao bán… Theo quan sát của Bkav, tại Việt Nam, nhiều trang thương mại điện tử lớn, một số nền tảng giao hàng trực tuyến có nhiều người sử dụng, đã bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.

Để tránh những mối nguy hại trên không gian mạng, khi làm việc từ xa, các tổ chức doanh nghiệp cần thiết lập môi trường kết nối an toàn bằng cách trang bị các giải pháp như SSL, VPN… đánh giá an ninh hệ thống, đánh giá phần mềm trước khi công khai ra Internet; cài đặt phần mềm diệt virus, tường lửa, hệ thống giám sát… thường xuyên cập nhật bản vá hệ điều hành; trang bị phương thức xác thực người dùng mạnh như chữ ký số.

Về phía người dùng cá nhân, Bkav khuyên người dùng cần cảnh giác cao độ khi làm việc từ xa; đồng thời đảm bảo môi trường kết nối an toàn bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus; không tải và cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc; thường xuyên cập nhật bản vá phần mềm, hệ điều hành; không chia sẻ hay truy cập các đường link lạ.

Bài liên quan
Lộ dữ liệu, lừa đảo trực tuyến sẽ gia tăng trong năm 2021?
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) – Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa đưa ra dự đoán về 5 xu hướng an toàn, an ninh mạng năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao dịch ngân hàng – miếng mồi ngon của các hacker