Trung Quốc là nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nặng nề nên việc giáo dục giới tính trong trường học chịu nhiều thách thức.

Giáo dục giới tính ở Trung Quốc: Phụ huynh phản đối, coi SGK là dâm thư

Tú Viên | 13/02/2021, 08:10

Trung Quốc là nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nặng nề nên việc giáo dục giới tính trong trường học chịu nhiều thách thức.

Theo các nhà quan sát, việc thiếu giáo viên có trình độ phù hợp và thái độ gia đình bảo thủ khiến học sinh Trung Quốc đang mất cơ hội tiếp xúc với chương trình giáo dục giới tính.

Đại diện văn phòng Unesco tại Bắc Kinh, Li Hongyan cho biết nhu cầu giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Trung Quốc rất lớn nhưng không được đáp ứng đủ. Bà Li cho rằng: "Gia đình đáng ra phải là nơi giáo dục giới tính được dạy đầu tiên, nhưng các bậc cha mẹ có xu hướng chuyển trách nhiệm cho nhà trường vì kiến thức hạn chế hoặc do suy nghĩ cá nhân của họ. Nhưng các trường cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thiếu giáo viên chuyên môn và có thể bị phụ huynh phản đối". Thậm chí, sách giáo dục giới tính còn bị phụ huynh kiện vì cho rằng nó là sách khiêu dâm.

gioi-tre-trung-quoc-voi-nhu-cau-duoc-giao-duc-gioi-tinh-toan-dien-d4b7f7.jpg
Trung Quốc tiến hành nâng cao nhận thức và khả năng tự bảo vệ mình cho học sinh trước lạm dụng tình dục và quấy rối tình dục-Ảnh: Internet

Năm 2017, một bộ sách giáo khoa do bà Liu Wenli biên soạn đã bị rút khỏi một trường học sau khi có khiếu nại về nội dung khiêu dâm. Cũng có ý kiến cho rằng bộ sách này đáng lên án vì đã bình thường hóa vấn đề đồng tính. Tác giả cuốn sách Liu Wenli nói: “Một số người tin rằng việc giới thiệu ý tưởng đồng tính luyến ái cho học sinh tiểu học có thể làm thay đổi xu hướng tình dục của các em. Tình dục vẫn là một chủ đề rất nhạy cảm ở Trung Quốc. Nó sẽ tiếp tục gây tranh cãi nhưng chúng ta không thể dừng lại. Chúng ta cần thay đổi không khí bằng cách tăng cường hiểu biết của công chúng về khoa học".

Mặc dù chính phủ đã ban hành các chính sách về giáo dục giới tính trong nhiều thập kỷ nhưng việc thực hiện còn hạn chế. Những người ủng hộ (giáo dục giới tính) nói rằng những gì giáo dục giới tính được giảng dạy đã lạc hậu so với khoa học hiện tại. Thậm chí, một số còn thúc giục cải cách chương trình vượt ra ngoài phạm vi sinh học để trở thành môn dạng kiểu kỹ năng sống, dạy học sinh cách điều hướng các mối quan hệ và tình dục.

Giáo dục giới tính đã trở thành một phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy của nhà trường ở Trung Quốc kể từ năm 2011, nhưng bà Li cho biết thiếu các chương trình đào tạo cho giáo viên. Hiện chỉ có Đại học Thành Đô là nơi duy nhất trên cả nước cung cấp khóa học chính thức về môn giáo dục giới tính. Trong một cuộc thăm dò với 55.000 sinh viên đại học do Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020, chỉ hơn một nửa - 52% - cho biết họ được giáo dục giới tính ở trường. Hơn một nửa trong số 52% nói trên cho biết họ đã được dạy ở trường trung học, trong khi 21% nói rằng họ được dạy ở trường tiểu học.

Hiệp hội cho biết: “Giáo dục giới tính ở trường học là rất quan trọng, nhưng học sinh Trung Quốc được tiếp cận giáo dục giới tính chính thức tương đối muộn. Giáo dục trẻ em về giới tính ở độ tuổi sớm hơn có thể giúp các em tự bảo vệ mình khỏi bị tấn công tình dục".

Deng Ting, 22 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, cho biết một số giáo dục giới tính được dạy ở trường đại học thật khó hiểu. Trong một buổi học về các biện pháp tránh thai, Deng và các bạn cùng lớp - cả nam và nữ - được chỉ cách đeo bao cao su vào một quả chuối. Nhưng Deng cho biết, sau đó mọi thứ chuyển sang trạng thái sốc, khi nhóm được xem đoạn video quay cảnh một phụ nữ phá thai. Deng nói: "Thật là kinh hãi. Chúng tôi đã chứng kiến cách bào thai bị phá hủy và lấy ra khỏi bụng mẹ. Tất cả các bạn nữ trong lớp chúng tôi đều hoảng sợ".

"Thông điệp mà tôi nhận được là không nên xem nhẹ việc quan hệ tình dục vì điều đó rất nguy hiểm. Mọi gánh nặng sẽ đổ lên vai các thiếu nữ trong khi các bạn trai có thể rũ bỏ hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn", nữ sinh viên này kết luận.

Một nghiên cứu của Unesco được công bố vào năm 2018 cho biết các trường trung học cơ sở của Trung Quốc có xu hướng tích hợp các lớp giáo dục giới tính vào các môn học khác, như sinh học, tâm lý học và đạo đức. Tuy nhiên, rất khó để bao quát toàn bộ nội dung giáo dục giới tính trong các môn học của người truyền giảng và việc mong đợi giáo viên phải có kiến thức về tất cả các chủ đề là không thực tế. Báo cáo cho biết giáo dục giới tính ở Trung Quốc chủ yếu bao gồm sức khỏe sinh sản, sự khác biệt giới tính, các mối quan hệ khác giới và bảo vệ bản thân, nhưng hiếm khi xem xét các chủ đề như xu hướng tình dục hoặc chu kỳ kinh nguyệt.

Trước việc giáo dục giới tính ngày càng lỗi thời và kém hiệu quả, hồi giữa tháng 10 năm ngoái, Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Trung Quốc đã thông qua việc tất cả các trường học, gồm cả các trường mẫu giáo, cần tiến hành “giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi cho trẻ vị thành niên, nâng cao nhận thức và khả năng tự bảo vệ mình trước lạm dụng tình dục và quấy rối tình dục”. Dù vậy, vẫn chưa rõ luật có hiệu lực từ ngày 1.6.2021 sẽ được thực hiện như thế nào khi xã hội Trung Quốc vẫn còn định kiến nặng nề việc nói chuyện về tình dục.

Bài liên quan
Bộ Giáo dục Trung Quốc hốt hoảng vì nam sinh ngày càng ẻo lả
Một thông báo từ Bộ Giáo dục Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận sau khi Bộ này cho rằng nam thanh niên Trung Quốc ngày nay đã trở nên quá "nữ tính".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục giới tính ở Trung Quốc: Phụ huynh phản đối, coi SGK là dâm thư