Nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết đã có buổi giao lưu với các đồng nghiệp và công chúng tại TP.HCM nhân dịp ra mắt cuốn sách “Song nguy thuyền” phiên bản Việt ngữ.
Văn hóa

Giao lưu với nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết tại TP.HCM

Tiểu Vũ (thực hiện) 06/12/2023 18:05

Nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết đã có buổi giao lưu với các đồng nghiệp và công chúng tại TP.HCM nhân dịp ra mắt cuốn sách “Song nguy thuyền” phiên bản Việt ngữ.

Sáng 6.12, nhà văn Tạ Lăng Khiết đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với báo giới và văn nghệ sĩ thuộc Hội Nhà văn TP.HCM để giới thiệu về cuốn tiểu thuyết mới nhất Song nguy thuyền.

Trong buổi giao lưu, nhà văn Tạ Lăng Khiết chia sẻ rằng cô đặc biệt yêu quý Việt Nam, từng nhiều lần sang đây để tìm hiểu về văn hóa, đời sống, con người... Khi sang châu Âu định cư, cô đã dành đến 10 năm để tìm hiểu, nghiên cứu về Việt Nam thông qua tài liệu tại các thư viện châu Âu. Cô cũng có nguyện vọng sang Việt Nam sống một thời gian để tìm cảm hứng sáng tác.

img_9525.mov_snapshot_00.28.146.jpg
Nhà văn Tạ Lăng Khiết tại buổi giao lưu - Ảnh: Tiểu Vũ

Nhà văn Tạ Lăng Khiết là người gốc Quảng Tây (Trung Quốc), nhưng lập gia đình và sinh sống tại châu Âu trong 16 năm qua. Cô từ bỏ công việc trong lĩnh vực quản lý tài chính dù đã theo đuổi hơn 11 năm, rẽ hướng sang nghiên cứu văn chương, ngôn ngữ chuyên sâu và sáng tác văn học.

Video chia sẻ của dịch giả Lệ Chi về lý do mời nhà văn Tạ Lăng Khiết sang thăm Việt Nam:

Tạ Lăng Khiết bén duyên với văn chương từ năm 2001 với nhiều truyện ngắn được đăng tải trên các tạp chí ở Trung Quốc như: Tháng Mười, Văn học Bắc Kinh, Văn học Thượng Hải, Chuyên gia, Tiểu thuyết giới, Văn học Thời đại, Văn học Quảng Tây... Trong đó, một số tác phẩm của cô đã được chọn vào các tuyển tập như Tuyển tập truyện ngắn, Tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc, Tác giả nữ Văn học Trung Quốc...

Nhà văn Tạ Lăng Khiết đã từng giành Giải thưởng Văn học thanh niên Quảng Tây, Giải thưởng Văn học Trung Sơn dành cho Hoa kiều... Một trong những tác phẩm nổi bật nhất là tập truyện vừa Chiếc bím tóc...

Tiểu thuyết Song nguy thuyền của cô xoay quanh cuộc sống của người dân châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 cùng những tư tưởng triết học về việc nhìn nhận, đánh giá về cuộc đời, nhân sinh, ám ảnh chiến tranh. Cuốn sách cung cấp cho người đọc lượng kiến thức sâu sắc về lịch sử châu Âu, công nghệ, tôn giáo, triết học, đại dương học và văn học nghệ thuật dưới góc nhìn mới lạ của Tạ Lăng Khiết.

img_nd.jpg
Tạ Lăng Khiết ký tặng sách cho các nhà văn TP.HCM - Ảnh: Tiểu Vũ

Song nguy thuyền là cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên của tôi và khác biệt đáng kể so với những cuốn trước đó. Sau khi định cư ở Bỉ, tôi đã phải mất nhiều năm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết này. Ở thời điểm bắt đầu, cuốn sách vẫn chưa thành hình nhưng cảm xúc của tôi luôn dâng trào và tràn ngập, thôi thúc tôi một cách có ý thức và cả vô thức, khiến tôi bị cuốn hút vào nó và thậm chí đôi lúc tôi bị rơi vào trạng thái điên loạn hoặc hoang tàn khi viết cuốn sách này. Nguồn cảm hứng ẩn sâu bên trong, giống như một ngọn núi lửa dưới lòng đất hay lòng biển mà chưa được biết tới cho đến khi nó khởi phát cả một trận động đất hay sóng thần. Nó đẩy lớp magma dưới áp suất lớn xuyên qua tầng, phun trào một cách không thể kiểm soát…”, nhà văn Tạ Lăng Khiết chia sẻ.

Video trích giới thiệu buổi giao lưu của nhà văn Tạ Lăng Khiết:

Song nguy thuyền là một tiểu thuyết khá “lạ”, lạ về mặt nội dung và thi pháp biểu hiện. Trước tiên, đây là một tác phẩm có liên quan đến rất nhiều phương diện văn hóa như hải dương học, kiến trúc, khảo cổ, triết học, thư viện học, lịch sử, sân khấu, văn học… và có thể khẳng định, những kiến thức ở các lĩnh vực này đã được tác giả Tạ Lăng Khiết đưa vào Song nguy thuyền rất phong phú và có chiều sâu.

Khi dịch những trang viết này, chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định và để chuyển tải chính xác những vấn đề mà tác giả đã dày công thể hiện, người dịch phải vận dụng tổng hợp những kiến thức có sẵn, đồng thời phải tra cứu rất nhiều tài liệu thuộc các lĩnh vực trên.

Thứ hai, nghệ thuật tự sự trong Song nguy thuyền cũng rất độc đáo, đặc biệt là kết cấu song tuyến và nghệ thuật liên văn bản đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật khá mới mẻ và có thể khẳng định, bút pháp của tác giả nếu so với những tác phẩm văn học Trung Quốc hiện đại mà tôi cũng như nhiều người khác đã dịch sang tiếng Việt
của các tác giả khác nhau thì cách viết của tác giả là mang lại cho người đọc tầm suy tư, chiêm nghiệm về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Trong thế giới nhân vật của Song nguy thuyền, tôi đặc biệt thích thú với nhân vật Doni và Đại Bàng. Phần “Vĩ thanh” đã mang lại cho tôi nhiều
cảm xúc rất nhân văn. Tất nhiên để nói về thành công của Song nguy thuyền trong một vài phút trao đổi là không thể nói được điều gì cả, mà để
nói được những gì mà tiểu thuyết này mang lại thì phải là một luận văn.

Chính vì vậy, tôi chỉ có thể chúc mừng bà, chúc bà tiếp tục có những sáng tác mới và rất mong được chuyển ngữ những tác phẩm tiếp theo của bà.

Trần Trung Hỷ (dịch giả)

Bài liên quan
Nhà văn – Dịch giả Nguyễn Bích Lan: 'Chất Michelle là Trí tuệ mức cao trong mọi hoàn cảnh'
Dịch giả - nhà văn Bích Lan mới đây đã có những nhận xét và đánh giá thú vị về cuốn hồi ký Chất Michelle của cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
21 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao lưu với nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết tại TP.HCM