Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.

Giao quyền tự chủ đại học không có nghĩa là Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý

Hải Yến | 01/01/2017, 10:58

Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 vừa được Bộ GD&ĐT công bố, sẽ có một số điều chỉnh quan trọng như bỏ điểm sàn,không giới hạn nguyện vọng đăng ký của thí sinh,các trường có quyền tham gia vào cổng thông tin tuyển sinh (phần mềm xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT)…

Trong đó việc dự kiến bỏ điểm sàn được coi là một bước tiến quan trọng để Bộ GD&ĐT tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và giúp các trường khẳng định thương hiệu qua việc tuyển sinh đầu vào cũng như đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra. Quan trọng hơn, bỏ điểm sàn sẽ góp phần định hướng tự chủ cho các trường trong tuyển sinh cũng như khuyến khích trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng, phù hợp vớithế mạnh của trường.

Theo lo ngại của nhiều người, việc bỏ điểm sàn sẽ đồng nghĩa với việc thí sinh có thể ồ ạt vào học đại học và các trường đại học, cao đẳng sẽ “thoải mái” tuyển sinh. Từ đó gây nên tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng bậc đại học bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, TS Phan Ngọc Sơn,Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đồng Naicho rằng cần phải nghiên cứu kỹ và hiểu rõ về dự thảo mà Bộ công bố. Vấn đề là Bộ GD&ĐT dự kiến không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung, mà giao về cho các trường tự quy định để phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo. Trên cơ sở này, sẽ không có trường nào hạ mức điểm xét tuyển quá thấp để thu hút thí sinh kém.

Một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ đại học là các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn. Tự chủ sẽ tạo động lực để các trườngđổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của nhà trường, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Vì vậy, xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học do nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát chất lượng.

Tự chủ tài chính theo cách chúng ta đang hiểu là đặt các trường công vào cơ chế thị trường. Họ buộc phải cạnh tranh với các trường công khác trong hệ thống hayvới các trường tư, đặc biệt là trường có yếu tố nước ngoài, để thu hútsinh viên. Chính vì điều đó, chỉ cần một trường tự chủ hoạt động không hiệu quả, họ hoàn toàn có quyền thay cả hiệu trưởng để có những chính sách phát triển phù hợp hơn mà không cần thông qua quyết định hay sự điều động của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong Hội nghị về giáo dục đầu năm 2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản lý để các trường muốn làm gì thì làm. Tự chủ tại các trường đại học là phải gắn với trách nhiệm giải trình, kiểm định công khai và chặt chẽ, nếu cần xử phạt nặng hơn.

"Trường đại học tự chủ là con đường tất yếu phải làm, không vội vàng nhưng cần khẩn trương, quyết liệt với quan điểm lớn nhất là nâng cao chất lượng đào tạo. Tự chủ không có nghĩa Nhà nước buông, các trường muốn làm gì thì làm”,Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Giao quyền tự chủ đại học không có nghĩa là Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý ở các trường đại học

Sắp tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ thúc đẩycác cơ sở đại học công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng.Tuy nhiênquá trình đó phải đảm bảo tính bình đẳng, tránh trường hợp trường tư thục có ngành tốt nhưng không được hỗ trợ, lại bao cấp những ngành, trường công lập không cần thiết. Những ngành khoa học cơ bản cũng cần được chú trọng đầu tư nhưng phải thay đổi phương thức cần chất lượng hơn là số lượng sinh viên ở đầu vào.

GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT trường Đại học Thăng Long cho rằng mối quan hệ giữa quản trị đại họcvới hội đồng trường có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác quản lý cũng như bảo đảm quyền tự chủ đại học. Chức năng cơ bản của hội đồng trường là quản trị và “tạo ra sự thay đổi”, còn chức năng cơ bản của cơ chế thực thi là quản lý nhằm “giữ trong trật tự”. Mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng là mối quan hệ đồng cấp hỗ trợ nhau, sự thành bại của một cơ sở giáo dục đại họcđược quyết định bởi chất lượng hoạt động theo chức năng của hai tổ chức này.

Vì vậy, quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và hiệu trưởng, sang hội đồng trường. Nếu không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng thực hiện tự chủ đại họcmột cách hiệu quả.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia nghiên cứu giáo dục nhiều năm, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻthẳng thắn rằng, trên thực tế, dù Bộ có bỏ điểm sàn, nhiều trường top dưới, gồm cả công lập và ngoài công lập cũng không tuyển sinh được hoặc không tuyển sinh được đủ chỉ tiêu. Chính vì thế để thúc đẩy mạnh hơn nữa chất lượng đào tạo thì các trường đại học phải công khai điểm tuyển đầu vào, để xã hội đánh giá, người học lựa chọn - đó mới là cách tự chủ đại học mà Bộ muốn giao cho các trường.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nắng nóng gay gắt khắp cả nước, nhiều nơi trên 41 độ C
một giờ trước Sự kiện
Ngày 28.4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt khi có nơi trên 41 độ C.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao quyền tự chủ đại học không có nghĩa là Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý