15 giờ chiều nay, ngày 31.3, sau khi các đại biểu thảo luận tại đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Danh sách đề cử vị trí Chủ tịch nước được thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu bầu vào ngày 2.4 tới.

Giới thiệu Đại tướng Trần Đại Quang vào vị trí Chủ tịch nước

Trí Lâm | 31/03/2016, 17:24

15 giờ chiều nay, ngày 31.3, sau khi các đại biểu thảo luận tại đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Danh sách đề cử vị trí Chủ tịch nước được thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu bầu vào ngày 2.4 tới.

Theo đó, thông báo về kết quả bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước, ông Huỳnh Văn Tý (ĐBQH đoàn Bình Thuận) - Trưởng ban kiểm phiếu cho biết, tổng số phiếu phát ra là 474, tổng số phiếu thu về là 474, số phiếu hợp lệ 473. Số phiếu đồng ý là447 phiếu, bằng 90,49% tổng số ĐBQH, số phiếu không đồng ý là26 phiếu.

Căn cứ trên kết quả bỏ phiếu, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước với ông Trương Tấn Sang và 458/459 ĐBQH có mặt đã bỏ phiếu tán thành thông qua Nghị quyết này.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ

Trước đó, tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, ông Trương Tấn Sang được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông Trương Tấn Sang luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

"Do yêu cầu sắp xếp, bố trí công tác nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước sau Đại hội toàn quốc lần thứ 12của Đảng, nhằm tạo sự đồng thuận trong công tác cán bộ,Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội chấp thuận, xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước với ông Trương Tấn Sang" - tờ trình nêu rõ.

Ông Trương Tấn Sang (67 tuổi) quê ở xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông Trương Tấn Sang được bầu làm Chủ tịch nước từ tháng 7.2011.

Ông Trương Tấn Sang đi lên từ vị trí cán bộ Công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các nông trường và Khu kinh tế mới TP.HCM.

Giai đoạn1979- 1986 Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM, Thành ủy viên dự khuyết rồi làm Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên xung phong và Ban Kinh tế mới TP.HCM.

Giai đoạn 1996-2000, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. Trong sáu năm sau đó ông đảm nhận vị trí Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Từ 2006 đến 2011, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư,đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, ông cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tham gia Ban chấp hành khoá mới.

Người kế nhiệm ông Trương Tấn Sang, theo giới thiệu của Trung ương, là Bộ Trưởng BộCông an Trần Đại Quang.

Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12.10.1956, quê tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10của Đảng năm 2006, ông Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11của Đảng, ôngđược bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ôngđược bầu vào Bộ Chính trị.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa13, ông Quangđược bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an; ông cũng được Chủ tịch nướcthăng quân hàm đại tướng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12của Đảng, ôngđược bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.

Trí Lâm, Ảnh: TTO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới thiệu Đại tướng Trần Đại Quang vào vị trí Chủ tịch nước