Sự việc "nữ sinh đốt trường" chỉ vì lời thách đố nhận được 1.000 like ảo đang thổi bùng lên sự bất an, thậm chí là ác cảm của dư luận đối với thế hệ học sinh "nói là làm" đang được lan truyền chóng mặt trên các mạng xã hội.
Vào ngày 9.10, tại trường THCS Phạm Ngũ Lão (Ninh Hòa, Khánh Hòa), một nữ sinh lớp 8 đãtới khu vực thư viện, đổnửa lít xăng ra nền gạch rồi châm lửa đốt. May mắn, khu vực này chỉ bị cháyxém nhẹ nhưng"nhân vật chính" thì đượcđưa tới bệnh viện cấp cứuvì bị bỏng nặng cả hai chân.
Hành động này xuất pháttừ lời nóisẵn sàng "châm lửa đốt trường" trên facebook của cô bé, với điều kiện nhận đủ 1.000 like. Và xa hơn, việc giữ lời hứanàygắn liền với trào lưu "nói là làm" (để đổi lấy... like) vốn đang lan truyền khá nhanh trên mạng xã hội, làm dấy lên sự lo lắng về lối sống không lành mạnh đang đầu độc giới trẻ.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,TSTùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội cho rằng tâm lý của những thanh niên, học sinh thích chơi trội đã dẫn tới những hành động, suy nghĩ lệch lạc và vô cùng ấu trĩ. Sự việc "like ảo" mà hành động thật thể hiện rất rõ những vấn đề về lối sống vô đạo đức hiện nay mà giới trẻ đang được tiếp nhận màkhông cóbất kỳ sự kiểm soát nào. Từ ngôn ngữ cho tới những hành động, suy nghĩ không tích cực, đáng buồn hơn làlối sống này lại đang được cổ vũ của rất đông các cá nhân, thanh niên học sinh chưa nhận thức hết những hệ quả ở việc mình làm.
Tiến sĩ Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội
Đồng quan điểm với TSTùng Lâm, TS Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, cũng cho rằnghiện nay việc coi thường pháp luật của giới trẻ đã lên tới mức báo động nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các cấp chính quyền. Thậm chí nó còn được sựủng hộ của một "tập thể giới trẻ" khiến cho các em nghĩ hành động của mình là đúng đắn.
"Tâm lý tò mò, háo hức trước những gì khác lạ có thể khiến bất cứ ai trong số chúng tadễ dàng bấm like cho một phát ngôn, một tuyên bố bất bình thường trên facebook. Vàkhi sự hiếu kỳ ấy được kích động và đẩy lên tới mức cao nhất, thì hành động bộc phát cũng dễ dàng xảy ra theo sự mê muội của chính bản thân mình và được cổ vũ bởi hàng ngàn suy nghĩ lệch lạc khác",TS Vũ Thu Hương nói.
Thạc sĩ Ngô Thị Kim Chi cho rằnggiới trẻ cần được dạy dỗ để trở thành người Việt tử tế
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, thạc sĩ, Nữ hoàng doanh nhânNgô Thị Kim Chi, diễn giả truyền lửa cho bao thế hệ học sinh, sinh viên cho rằngnhà trường cũng có một phần trách nhiệm trong việc làm này của cácem học sinh. Nữ thạc sĩ cho rằngvốn dĩ với độ tuổi của nữ sinh trên, suy nghĩ còn chưa thấu đáo, lại không được sự quan tâm của bố mẹ, thì trách nhiệm của nhà trườngchính là có một biện pháp cứng rắnđể em học sinh này tiếp tục học, rèn luyện về lối sống,đạo đức.
Theo thạc sĩNgô Thị Kim Chi, chính vì suy nghĩ non nớt lại không được định hướng nên học sinh này đã có những hành động dại dột. Hơn tất cả,chính thái độ bàng quang về sự việctrước khi em học sinh châmlửa đốt trường của những người xung quanh đã khiến câu chuyện trở nên căng thẳng hơn. Ở đây, mạng xã hội chỉ là tác nhân gây ra các vấn đề chứ không phải là nguyên nhân chủ yếu, việc thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức, kỹnăng và đạo đức sống của một bộ phận giớitrẻ Việt mới là nguồn cơncủa câu chuyệntrên.
"Giới trẻ cần đượchướng dẫn, định hướng lối sống đúng vớilứa tuổi của các em đểtrở thành người Việttử tế chứ không phải chỉ là đào tạo thành những con người cósuy nghĩ non nớt, bồng bột, thậm chí làvô cảm đến mức đáng sợ" - thạc sĩ Ngô Thị Kim Chi nêu quan điểm.
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội cũng có một nam thanh niên viết rằng: “Sẽ tự thiêu nếu đủ 40.000 like”. Sự việc đã lên đến đỉnh điểm khi “điều kiện” của nam thanh niên ấy thành hiện thực, lực lượng chức năng đã phải vào cuộc để ngăn chặn.
Dạ Thảo