Trung Quốc định lắp đặt trái phép lò phản ứng điện hạt nhân ở Biển Đông

TTXVN | 11/10/2016, 17:14

Theo SCMP.com, Viện Công nghệ an toàn năng lượng hạt nhân thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đang phát triển nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới, có thể đặt vừa trong một container vận chuyển bằng đường thủy và sẽ lắp đặt trái phép trên một hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông trong vòng 5 năm tới.

Mặc dù lò phản ứng làm mát bằng chì này có kích cỡ nhỏ, có thể đặt vừa vào container vận chuyển dài khoảng 6,1m và cao 2,6m, song nó có khả năng sản xuất 10 megawatt nhiệt năng, và nếu được chuyển hóa thành điện năng thì có thể đủ để cung cấp cho khoảng 50.000 hộ gia đình.

Lò phản ứng này có thể hoạt động liên tục trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mà không cần nạp thêm nhiên liệu.

Các nhà khoa học cho biết do lò phản ứng này không thải ra khói hoặc bụi nên người dân khó có thể phát hiện sự tồn tại của nó, dù là được đặt trên một hòn đảo nhỏ. Công trình nghiên cứu trên được quân độiTrung Quốc tài trợ một phần.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thừa nhận công nghệ mà họ sử dụng tương tự với một lò phản ứng nhiệt loại nhỏ được làm mát bằng chì mà lực lượng hải quân của Liên Xô trước đây sử dụng trong các tàu ngầm hạt nhân trong những năm 1970.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có thể là nước đầu tiên sử dụng công nghệ quân sự như vậy trên mặt đất.

Hiện Trung Quốc cũng đang xem xét chế tạo các nhà máy điện nổi kích thước nhỏ bằng công nghệ thông thường để sản xuất điện cho các hòn đảo mà họ chiếm trái phépở Biển Đông.

Theo TTXVN/Vietnamplus
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc định lắp đặt trái phép lò phản ứng điện hạt nhân ở Biển Đông