TP.Hà Nội đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử hơn 9 triệu người dân, chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người.
Sự kiện

Hà Nội đã tạo hồ sơ sức khỏe điện tử cho hơn 9 triệu người

Tuyết Nhung 30/05/2024 18:07

TP.Hà Nội đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử hơn 9 triệu người dân, chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người.

Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế TP.Hà Nội Nguyễn Đình Hưng ngày 30.5 cho biết với 6 nhiệm vụ của Đề án 06 về lĩnh vực y tế gồm: Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp; "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19; liên thông dữ liệu kết quả khám sức khỏe lái xe; liên thông dữ liệu giấy báo tử, giấy chứng sinh; khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học (Kiosk tự phục vụ) và thí điểm hồ sơ sức khỏe (HSSK), sổ sức khỏe điện tử, đến nay TP đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng theo đúng lộ trình, tiến độ đề ra.

ho-so-suc-khoe.jpg
Nhiều điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành Y tế Thủ đô thời gian qua - Ảnh: IT

Tính từ ngày 1.1.2024 đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh của ngành Y tế Hà Nội đã tiếp đón hơn 4 triệu lượt khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp thay thế thẻ bảo hiểm y tế. Các cơ sở tiêm chủng đã xác thực điện tử cho 17,31 triệu mũi tiêm vắc xin COVID-19, phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác Đề án 06 các địa phương tổ chức xác thực trên 1 triệu trường hợp sai thông tin. Liên thông và ký số thành công khoảng 196.000 hồ sơ lên Cổng giám định bảo hiểm y tế.

Về việc triển khai HSSK điện tử, sổ sức khỏe điện tử, TP đã khởi tạo HSSK điện tử của hơn 9 triệu người dân, chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người; hơn 6,16 triệu người được cập nhật bổ sung thông tin CCCD; hơn 4,3 triệu người dân được cập nhật bổ sung số thẻ bảo y tế.

TP cũng hoàn thành việc cấp 3.200 tài khoản cho các đơn vị, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng hệ thống; tổ chức kết nối, liên thông dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa và 297 trạm y tế. Đến nay, TP đã đồng bộ được gần 3,3 triệu HSSK của người dân lên Cổng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để phục vụ hiển thị thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên Ứng dụng VneID.

Ứng dụng chuyển đổi số trong khám chữa bệnh, 5 bệnh viện của ngành Y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả bệnh án điện tử gồm: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức, Bệnh viện đa khoa Vân Đình và Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai. 5 bệnh viện triển khai khám chữa bệnh từ xa gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn.

Triển khai khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học (Kiosk tự phục vụ), ngành Y tế Hà Nội thí điểm 5 Kiosk tự phục vụ tiếp đón khoảng 1.600 bệnh nhân/ngày tại Bệnh viện đa khoa Xanh pôn và 1 Kiosk tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa; tiếp tục triển khai thí điểm Kiosk tự phục vụ tại Bệnh viện đa khoa Ba Vì và Bệnh viện Hòe Nhai.

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề nghị ngành y tế cần tập trung nghiên cứu 3 vấn đề, gồm: quy hoạch ngành và chiến lược của ngành trong thực hiện chuyển đổi số; xây dựng quy chế và quy trình, đặc biệt là quy trình phối hợp liên thông trong ứng hoạt động của cơ quan, đơn vị; thực hiện một cách quy chuẩn, bài bản việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từ đó tích hợp được các kế hoạch, nhiệm vụ triển khai, tiết kiệm nguồn lực và thời gian.

"Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số phải song hành, hỗ trợ và thúc đẩy cùng phát triển. Đơn cử như số hóa phim chụp góp phần lớn trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí. Đây chính là chuyển đổi số từ những việc nhỏ nhất, hiệu quả nhất và khoa học nhất", ông Hải nói.

Bài liên quan
BHXH Việt Nam cam kết xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân
Trong thời gian tới, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thống nhất sẽ phối hợp chặt chẽ, cam kết thực hiện xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân theo tinh thần Nghị quyết 20/NQ-TW và các văn bản quy định có liên quan, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với cơ sở mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), phục vụ cho mục đích chuyên môn của cơ sở y tế cũng như trong quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ quan BHXH...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần chính sách ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sau bão
Một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc hồi phục kinh tế sau bão là hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, khoanh nợ, giãn nợ… cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi bão.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội đã tạo hồ sơ sức khỏe điện tử cho hơn 9 triệu người