Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết Sở vừa nhận thêm hồ sơ tham gia đấu thầu của 4 đơn vị sữa nữa nên việc kéo dài thời gian đóng thầu đề án sữa học đường sẽ kéo dài tới 10.10.

Hà Nội gia hạn thời gian đấu thầu dự án sữa học đường để lựa chọn sản phẩm chất lượng

Hải Yến | 02/10/2018, 10:41

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết Sở vừa nhận thêm hồ sơ tham gia đấu thầu của 4 đơn vị sữa nữa nên việc kéo dài thời gian đóng thầu đề án sữa học đường sẽ kéo dài tới 10.10.

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định mới đây Sở đã nhận thêm 4 hồ sơtham gia đấu thầu đề án sữa học đường giai đoạn 2018-2020, nâng tổng số đơn vị đấu thầu lên con số 11 thay vì 7 như trước đây. Thời gian đóng thầu của đề án sữa học đường sẽ lui lại tới ngày 10.10 sắp tới thay vì ngày 1.10 như dự kiến trước đó. "Sở đã thông báo tới các nhà thầu tới 9 giờ 10 phút ngày 10.10 sẽ mở thầu vì lý do điều chỉnh bổ sung hồ sơ mời thầu,theo Luật Đấu thầu phải lùi thời gian đấu thầu cho các nhà thầu. Điều này cũng là bình thường, khi thấy hồ sơ mời thầu cần bổ sung để thuận lợi cho các nhà thầu, đặc biệt sẽ chú ý tới các chất lượng, uy tín của chính các đơn vị tham gia đấu thầu", đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội lên tiếng.

Theo ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, đề án sữa học đường được triển khai theo hình thức tự nguyện để phụ huynh tham gia tại trường mầm non và tiểu học công lập, dân lập. Trẻ uống mỗi ngày một hộp 180ml. Đối với các em học sinh thuộc các gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ 100%. Học sinh bình thường sẽ được trợ giá 50%, phụ huynh đóng góp 50%, giá tạm tính là 6.800 đồng/hộp.

“Một tháng phụ huynh học sinh đóng tiền uống sữa học đường hết 70.000 đồng, số tiền này tôi vẫn nói vui là bằng giá của hai bát phở ăn buổi sáng. Hiện Sở đang làm các thủ tục đấu thầu, vì vậy chưa thông tin đến phụ huynh hãng sữa nào sẽ cung cấp. Bất kỳ hãng sữa nào trúng thầu cũng phải đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế đưa ra, thời điểm đóng thầu sẽ là ngày 1.10.

Đây là chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ. Bộ Y tế sẽ có quy định về sữa học đường, trong thành phần có thêm một số vi lượng và khoáng chất giúp trẻ trong độ tuổi nhằm tăng chiều cao, không giống sữa đang bán ngoài thị trường. Sở Y tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng sữa", đại diện Sở GD-ĐT cho hay.

Trước đó, có một số phụ huynh có con học mầm non và tiểu học tại Hà Nội cho rằng, việc cho con tham gia chương trình sữa học đường sẽ gây thêm tốn kém vì giá cũng không rẻ hơn giá sữa ngoài thị trường. Bản thân bố mẹ cũng cho con mình sữa mang đến lớp để uống, hay tan học về nhà cũng có sữa uống, nhưng nếu không tham gia thì sợ con mình bị cô giáo phân biệt đối xử nên nhiều phụ huynh lo lắng.

Cung cấp thông tin với báo chí tại cuộc giao ban Thành ủy chiều 25.9, đại diện Sở GD-ĐT cũng cho biết Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khỏecủa học sinh, đảm bảo mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả… Sữa học đường có thành phần cung cấp trên vỏ, có tem nhãn mác riêng để phụ huynh kiểm tra.

Về tiêu chuẩn sữa, ông Phạm Xuân Tiến -Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay: “Ngành giáo dục sẽ làm việc với Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, Viện Dinh dưỡng quyết định sẽ có thành phần nào. Sở Y tế chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở GD-ĐT quản lý việc thực hiện của các trường thông qua hệ thống”.

Trước câu hỏi về việc có nên giao quyền tự chủ cho các trường học quyết định loại sữa học đường, ông Tiến cho rằngkhông thể giao quyền cho các trường được vì không thể đủ năng lực, cũng như chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội gia hạn thời gian đấu thầu dự án sữa học đường để lựa chọn sản phẩm chất lượng