Sau 15 năm mới trở lại Liên Hiệp quốc, thủ tướng Malaysia tìm cách định hình lại hình ảnh của đất nước
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chia sẻ với Washington kinh nghiệm đối phó với Bắc Kinh. Ông cho rằng Trung Quốc đã tồn tại hàng ngàn năm và sẽ tiếp tục bất kể áp lực kinh tế nặng nề như thế nào.
“Dù có thích hay không, Trung Quốc vẫn còn đó, và Trung Quốc sẽ đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới”, ông Mahathirphát biểu tại một sự kiện của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New Yorkngày 26/9 vừa qua.
Ông nói “Do vậy, cần phải học cách chung sống với Trung Quốc,” vì quốc gia này sẽ “sống sót” và vượt qua mọi thách thức và thiệt hại từ bất kỳ cuộc chiến thương mại nào.
Vị thủ tướng 93 tuổi này đã có một tuần làm việc ở New York, nơi ông có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm thứ Sáu vừa qua và tại nhiềuthink-tankskhác. Sau một thập kỷ rưỡi, ông mới xuất hiện ở đây với tư cách thủ tướng và có bài phát biểu chính thức. Lần cuối cùng ông có mặt ở sự kiện trọng này là vào năm 2003 trước khi từ chức sau 22 năm hoạt động với tư cách là người đứng đầu chính phủ.
Bản thân ông Mahathir đã thách thức Trung Quốc, từ chối các khoản vay được người tiền nhiệm của ông là cựu thủ tướng Najib Razak chấp nhận. Nhưng mặt khác ông lại nói rằng Kuala Lumpur và Bắc Kinh có quan hệ thân thiện với nhau. Thủ tướng khẳng định rằng việc đối phó với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là không thể tránh khỏi, đây cũng là một bài học mà các quốc gia khác nên tận dụng.
Theo ông Mahathir cho biết hôm thứ Năm tạiAsia SocietyChủ tịch Tập Cận Bình là một “người theo chủ nghĩa dân tộc”, tìm cách “xây dựng một Trung Quốc vĩ đại hơn”. Ông cho rằng sự kiên quyết của Washington trong việc thúc đẩy cuộc chiến thương mại sẽ không hiệu quả và cảnh báo rằng “cuối cùng, cả hai nước sẽ phải trả giá.”
“Thật không may, các nước khác không tham gia cũng sẽ phải trả giá”, ông nói.
“Tôi nghĩ các bạn có thể làm cho nước Mỹ vĩ đại theo nhiều cách khác”, ông Mahathir nói tại CFR. “Nhưng tạo ra một cuộc chiến thương mại không phải là cách tốt nhất để phục vụ nước Mỹ.”
Ông nói rõ rằng ông không muốn Malaysia phải chịu ơn Trung Quốc vì có thể dễ dàng có được các khoản vay lớn cho các dự án như đường sắt cao tốc. Ông cho rằng việc sử dụng áp lực kinh tế đối với các nước yếu hơn là “một loại chủ nghĩa thực dân.”
Ông Mahathir đã vẽ một bức tranh lạc quan về đất nước của mình dưới sự lãnh đạo không hoàn toàn mới của ông. “Chúng tôi có hy vọng lớn đối với việc hồi sinh đất nước”, ông nói với khán giả tạiAsia Society.
“Chúng tôi sẽ theo đuổi khái niệm “Malaysia Inc.”, có nghĩa rằng Malaysia là một tập đoàn trong đó khu vực tư nhân và chính phủ làm việc chặt chẽ với nhau để đảm bảo tập đoàn thành công và mang đến lợi ích cho mọi người”, ông nói.
Điều này, thủ tướng cho biết, có thể thông qua đầu tư nước ngoài, và ông bày tỏ hy vọng rằng các nhà đầu tư Malaysia sẽ ủng hộ chủ trương này và “mở rộng hầu bao” hơn.
Ông Mahathir nói tại CFR rằng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) mà ông từng đứng đầu đã áp dụng triết lý “tiền mặt là vua” dưới thời cựu thủ tướng Najib do việc hối lộ và rửa tiền được ủng hộ. “Nhưng chúng tôi đã chứng minh rằng tiền mặt không phải là vua”, ông nói về chiến thắng cuộc bầu cử của mình. “Ý chí của người dân sẽ chiếm ưu thế hơn tiền mặt.”
Ông Mahathir nói “Không còn tương lai cho UMNO nữa vì toàn thể người dân đều phản đối UMNO”.
Với tư cách là thành viên chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đề xuất của ông tại CFR cho rằng ASEAN nên xem xét lại quan điểm của mình về việc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia thành viên đã gây ngạc nhiên lớn cho những người tham gia.
Khi được yêu cầu bình luận về cuộc khủng hoảng Rohingya của Myanmar, ông Mahathir cho rằng một sự việc “mang tính diệt chủng” như vậy có thể cần can thiệp bằng hành động quân sự.
Ông nói “Đôi khi tôi nghĩ rằng có thể tiến hành một vài hành động quân sự “. Ông cho rằng sự thụ động của thế giới trong cuộc diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia là “sai”.“Chúng ta đã thấy điều này xảy ra ở Bosnia-Herzegovina, ở Campuchia, và bây giờ là Myanmar”, ông Mahathir nói. “Vì vậy, tôi nghĩ rằng thế giới cần phải ngồi xuống và suy nghĩ về các giới hạn của sự không can thiệp.”
Ngân Giang(theo Nikkei)