Sáng 24.9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào, đây là buổi sáng thứ 2 liên tiếp thành phố không có ca mắc mới.

Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, sắp triển khai "thẻ xanh an toàn"

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 24/09/2021, 10:15

Sáng 24.9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào, đây là buổi sáng thứ 2 liên tiếp thành phố không có ca mắc mới.

Hà Nội không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 2 sáng liên tiếp

Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4) là 3.955 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.599 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.356 ca. Hiện còn 560 ca dương tính đang điều trị tại 5 bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội và 2 cơ sở cách ly, điều trị.

Về công tác tiêm chủng, thành phố được phân bổ hơn 6,16 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó số vắc xin đã tiếp nhận là hơn 5,96 triệu liều. Đến 18 giờ ngày 23.9, các quận, huyện, thị xã và các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố đã triển khai tiêm được hơn 6,5 triệu mũi, bao gồm hơn 5,7 triệu mũi 1 (đạt 95,3% dân số trên 18 tuổi và 69,1% tổng dân số Hà Nội); tiêm được hơn 782 nghìn mũi 2 (đạt 13% dân số trên 18 tuổi và đạt 9,42% tổng dân số).

Bộ Y tế cho biết thời gian qua nhiều địa phương đã triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch, tuy nhiên nhiều địa phương vẫn tồn tại các hạn chế như chưa thực hiện đủ nguyên tắc 5K, có tỉnh còn lơ là các biện pháp phòng chống dịch, việc tiêm vắc xin COVID-19 chưa tuân thủ theo đúng đối tượng và quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; chậm trễ trong việc tiếp nhận thông tin và hướng dẫn, vận chuyển người bệnh tới các bệnh viện điều trị COVID-19. Giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 chưa được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tại khu vực y tế tư nhân...

tiem-chung-hanoi-5.jpg
Hà Nội khuyến khích cho người dân thực hiện đủ 2 mũi vắc xin và thực hiện tốt biện pháp 5K du lịch quanh khu vực

Trước thực tế đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 nhằm từng bước kiểm soát tình hình dịch trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất. "Thực hiện xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng nơi, tránh lạm dụng, lãng phí. Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 kịp thời, an toàn, hiệu quả, kiểm tra, giám sát khắc phục ngay những tồn tại liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung, nhất là việc tổ chức xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng COVID-19" - Bộ Y tế nêu rõ.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn và trong từng đơn vị; việc thực hiện tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn. Chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19; việc thực hiện các quy định về giá dịch vụ chẩn đoán nhanh và xét nghiệm RT-PCR. Cùng với đó, thanh kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sinh phẩm, thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 nhằm phòng tránh việc đầu cơ, tăng giá... Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Hà Nội chuẩn bị cho du lịch "xanh" an toàn

Với việc dịch bệnh đang dần được kiểm soát tốt tại nhiều tỉnh, thành phố và số lượng người dân tiêm đủ 2 mũi vắc xin đang dần tăng lên. Chính vì thế nhiều tỉnh thành đã lên kế hoạch cho việc đón các du khách ngoại tỉnh vào những ngày sắp tới đây. Cụ thể là các tỉnh như Quảng Ninh, Lào Cai... dự kiến sẽ đón du khách vào tháng 11 tới với các điều kiện như: Du khách đến từ vùng không có ca nhiễm mới trong vòng 14 ngày, đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính.

Với việc nới dần hoạt động du lịch của các địa phương, nhiều đơn vị lữ hành cũng chuẩn bị các phương án để đưa, đón khách trong “tình hình mới” để đón các du khách từ các tỉnh đến từ "vùng xanh".

Tại Hà Nội, đến nay đã cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và thành phố cũng cho phép nới lỏng một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Tuy hoạt động du lịch tại Thủ đô chưa được kích hoạt trở lại, nhưng theo Giám đốc Sở du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, Sở đã xây dựng kịch bản phục hồi du lịch khi được phép, ủng hộ giải pháp về “thẻ thông hành xanh”. Trước mắt, Sở ưu tiên đẩy mạnh chiến dịch “Người Hà Nội đi du lịch Hà Nội”, đồng thời sẵn sàng phương án kết nối với những địa phương lân cận, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch để xúc tiến du lịch.

“Sở Du lịch Hà Nội luôn yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch, tuân thủ các quy định đón khách trong tình hình mới”, bà Đặng Hương Giang cho hay.

Theo các chuyên gia về du lịch, để việc du lịch an toàn, ngoài “thẻ thông hành xanh”, các địa phương, đơn vị cần xây dựng thêm những tiêu chí “xanh” an toàn khác, như: Hành lang pháp lý màu xanh, điểm đến màu xanh, doanh nghiệp màu xanh, dịch vụ màu xanh. Các đơn vị lữ hành, điểm đến, cung ứng dịch vụ cần có chính sách đào tạo, nâng cao đội ngũ lao động trong hoạt động du lịch, bảo đảm tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, khép kín khi phục vụ khách trước yêu cầu mới.

Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, sắp triển khai "thẻ xanh an toàn"