Theo công bố Xếp hạng an toàn thông tin (ATTT) mạng của các cơ quan, tổ chức nhà nước năm 2018, 44 địa phương xếp hạng C (quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình), trong đó có hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM.

Hà Nội và TP.HCM quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình

Thu Anh | 17/04/2019, 21:07

Theo công bố Xếp hạng an toàn thông tin (ATTT) mạng của các cơ quan, tổ chức nhà nước năm 2018, 44 địa phương xếp hạng C (quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình), trong đó có hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM.

Trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Security Summit 2019 diễn ra ngày 17.4, Bộ TT-TT đã công bố Xếp hạng an toàn thông tin (ATTT) mạng của các cơ quan, tổ chứcnhà nước năm 2018. Kết quả xếp hạng năm 2018 do Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp thực hiện.

Theo đại diện Cục ATTT (Bộ TT-TT), việc xếp hạng ATTT mạng của các cơ quan, tổ chứcnhà nước năm 2018 được tiến hành đối với 27 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (ngoại trừ Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kết quả đánh giá xếp hạng ATTT mạng của các cơ quan, tổ chứcnhà nước năm 2018 được chia làm 5 mức: Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức tốt (mức A); Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức khá (mức B); Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình (mức C); Mới bắt đầu quan tâm đến ATTT (mức D); Chưa quan tâm đến ATTT (mức E).

Theo đại diện Cục ATTT, kết quả Xếp hạng ATTT mạng của các cơ quan, tổ chứcnhà nước năm 2018 không có cơ quan nào xếp hạng A và cũng không có cơ quan nhà nước nào xếp hạng E. Đa số Bộ, ngành, địa phương (70%) được xếp hạng C (quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình). 17% cơ quan được đánh giá triển khai ATTT ở mức khá và 15% cơ quan dừng ở mức D (mới bắt đầu quan tâm đến ATTT).

Cụ thể, đối với các tỉnh thành, có 12 tỉnh thành xếp hạng B (quan tâm triển khai ATTT ở mức khá), 44 địa phương xếp hạng C (quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình) trong đó có hai thành phố lớn nhất cả nước Hà Nội, TP.HCM. 8 địa phương xếp loại D (mới bắt đầu quan tâm đến ATTT) chủ yếu là các địa phương nằm ở Nam Bộ.

Đối với khối các cơ quan Bộ, ngành, 4 cơ quan xếp hạng B (quan tâm đến ATTT ở mức khá) gồm có: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.

19 trong số 27 Bộ, ngành tham gia xếp hạng đứng ở mức C (quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình), trong đó có Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… 4 Bộ, ngành được xếp hạng ở mức D (mới bắt đầu quan tâm đến ATTT) gồm Bộ Công Thương, Bộ KH-CN, Bộ Nội vụ và Ủy ban dân tộc.

Từ kết quả này, đại diện Cục ATTT khuyến nghị các cơ quan, tổ chức nhà nước kiện toàn bộ phận ATTT và phải dành ít nhất 10% tổng chi CNTT cho ATTT; Sử dụng sản phẩm/dịch vụ ATTT có độ tin cậy của tổ chức/doanh nghiệp uy tín; Mỗi cơ quan, tổ chức có tối thiểu một doanh nghiệp bảo vệ ATTT mạng.

Thu Anh
Bài liên quan
Doanh nghiệp làm gì để đảm bảo an toàn thông tin?
Sự an toàn thông tin ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động, mỗi năm cả nước có hơn 10.000 vụ tấn công mạng. Đặc biệt thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ tấn mã độc vào hệ thống mạng của các doanh nghiệp lớn gây thiệt hại lớn về kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội và TP.HCM quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình