Ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết: “Từ nửa cuối tháng 12 tới nay, đa phần khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gần như không mưa, chỉ một số nơi có mưa nhưng lượng mưa rất thấp. Điều này làm cho hạn mặn ở ĐBSCL diễn ra gay gắt”.
Bảo vệ môi trường

Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt ở vùng ĐBSCL

Văn Kim Khanh 27/03/2024 17:00

Ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết: “Từ nửa cuối tháng 12 tới nay, đa phần khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gần như không mưa, chỉ một số nơi có mưa nhưng lượng mưa rất thấp. Điều này làm cho hạn mặn ở ĐBSCL diễn ra gay gắt”.

Phát biểu khai mạc hội thảo “Sống chung với hạn mặn”, nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết: “Mùa khô năm nay, hạn hán, xâm nhập mặn là vấn đề nóng và cấp thiết tại khu vực ĐBSCL”.

Theo nhà báo Lê Xuân Sơn, số liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho thấy xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt xâm nhập mặn xuất hiện từ ngày 8 - 13.3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40 - 66km, có nơi sâu hơn. Riêng tại Bến Tre có nơi xâm nhập mặn còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016 – năm hạn mặn kỷ lục đã xảy ra ở ĐBSCL.

hm-1.jpg
Quang cảnh hội thảo - Ảnh: VKK
hm-8.jpg
Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong phát biểu tại hội thảo - Ảnh: VKK

Nhìn rộng hơn, chỉ trong một thập kỷ qua, khu vực ĐBSCL đã trải qua 3 mùa khô có mức độ hạn, mặn rất nghiêm trọng là các năm 2025 - 2016, 2019 - 2020 và 2023 - 2024. Theo nhận định của các chuyên gia, ĐBSCL có thể phải đối mặt với nhiều mùa hạn mặn khốc liệt như năm nay hoặc hơn thế nữa trong tương lai.

Cũng theo ông Lê Ngọc Quyền, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm với xu thế xuống dần và phổ biến ở mức thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm (TBNN: 2012 - 2023). Xâm nhập mặn năm 2024 này diễn ra sớm, vào sâu 40 - 50km, có nơi sâu hơn tới 70km. Đến thời điểm hiện tại, mức độ xâm nhập mặn tại Tiền Giang, Bến Tre cao hơn so với năm 2016.

hm-3.jpg
Nhiều tỉnh ven biển lúa bị thiệt hại nặng do hạn mặn - Ảnh: CK

Từ nay tới cuối tháng 3, sang tháng 4 vẫn sẽ ít xuất hiện mưa, nắng nóng vẫn tiếp diễn, nền nhiệt cao. Sang tháng 4, 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Nắng nóng gay gắt, lượng bốc hơi mạnh, nguồn nước từ thượng nguồn thấp nên mặn vẫn tiếp tục xảy ra tại các tỉnh ĐBSCL. Từ nay đến cuối tháng 5, ĐBSCL còn diễn ra các đợt xâm nhập mặn tăng cao.

Từ thực tiễn và dự báo về hạn mặn, ông Lê Ngọc Quyền khuyến cáo mọi người cần nắm được thông tin của ngành chức năng về hạn mặn thông báo trên các phương tiện truyền thông. Từ đó cân nhắc trong việc canh tác lúa và cây trồng; dự trữ nước ngọc phục vụ cho sinh hoạt và canh tác; hạn chế những tác hại của hạn mặn đến sinh hoạt và canh tác nông nghiệp.

hm-6.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phát biểu - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, ngoài thiên tai và biến đổi khí hậu, cũng có nguyên nhân quan trọng là nhân tai. Trong đó do sự tác động của con người là hệ thông đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Theo dự báo, nguồn nước về ĐBSCL thuộc nhóm năm ít nước, ảnh hưởng của El Nino nắng nóng kéo dài, dòng chảy phụ thuộc vào sự vận hành của thủy điện trên lưu vực… dẫn đến xâm nhập mặn sớm, sâu và cao hơn trung bình nhiều năm.

hm-7.jpg
PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ - Ảnh: Văn Kim Khanh

PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung – Phó hiệu trưởng Trường ại học Cần Thơ cho rằng: "Tính từ cuối năm 2015 đến nay, cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều đã bị nhiễm mặn, trong đó, 11/13 tỉnh/thành đã công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cả vùng ĐBSCL".

Mặc dù một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn ở địa phương như: Xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước ở ĐBSCL; các công trình ngăn mặn lớn tại ĐBSCL gồm hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp; hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai và hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển ĐBSCL, tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra với cường độ và tính phức tạp ngày càng tăng cao, khó lường.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, triển khai chương trình hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề ứng phó với tình trạng hạn mặn, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đang rất cấp bách. Bên cạnh các biện pháp chung ở cấp vùng, mỗi địa phương trong khu vực cũng cần thực hiện những biện pháp riêng phù hợp với điều kiện của mình.

Hội thảo "Sống chung với hạn mặn" - Clip: Văn Kim Khanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt ở vùng ĐBSCL