Ngày 21.6, Hàn Quốc tiến hành phóng lần 2 tên lửa không gian Nuri, cách 8 tháng sau lần phóng thành công nhưng không thể đặt một vệ tinh giả vào quỹ đạo.

Hàn Quốc lại phóng tên lửa không gian Nuri

Bảo Vĩnh | 21/06/2022, 15:54

Ngày 21.6, Hàn Quốc tiến hành phóng lần 2 tên lửa không gian Nuri, cách 8 tháng sau lần phóng thành công nhưng không thể đặt một vệ tinh giả vào quỹ đạo.

Tên lửa không gian Nuri do Hàn Quốc tự chế tạo được phóng từ Trung tâm Không gian Naro ở vùng biển phía nam Hàn Quốc lúc 16 giờ địa phương (7 giờ GMT). Các quan chức dự báo khoảng khuya 21.6 sẽ biết tên lửa này liệu có thành công đưa khối hàng mang theo vào quỹ đạo hay không.

Tên lửa 3 tầng KSLV-II Nuri do Viện Nghiên cứu không gian Hàn Quốc (KARI) thiết kế để đưa khối hàng nặng 1,5 tấn vào quỹ đạo ở phía trên Trái đất khoảng từ 600 đến 800km. Tên lửa này là một cột mốc trong kế hoạch thám hiểm không gian của Hàn Quốc, đồng thời nhằm đạt các mục tiêu đầy tham vọng về mạng lưới 6G, vệ tinh do thám và thậm chí là thám hiểm Mặt trăng.

Nuri chỉ dùng công nghệ tên lửa Hàn Quốc, và là tên lửa không gian sản xuất trong nước đầu tiên. Tên lửa gần đây nhất của Hàn Quốc được phát triển cùng Nga, được phóng năm 2013 sau nhiều lần trì hoãn và sau nhiều lần thử thất bại.

Trong lần phóng Nuri lần đầu tiên hồi tháng 10.2021, tên lửa này hoàn tất quá trình đưa khối hàng lên độ cao 700km cách Trái đất, nhưng không thể đưa khối hàng thử nghiệm này vào quỹ đạo, vì động cơ ở tầng 3 phát cháy sớm hơn so với kế hoạch.

Các kỹ sư đã chỉnh sửa bình khí heliium trong bể oxy hóa ở tầng 3 để giải quyết vấn đề trên, theo hãng tin Yonhap.

Trong lần phóng thử ngày 21.6, ngoài việc đem theo một vệ tinh giả, Nuri còn mang theo 1 vệ tinh xác minh hiệu suất tên lửa và 4 vệ tinh hình khối do các trường đại học phát triển để nghiên cứu.

KARI cho biết từ nay đến năm 2027 sẽ còn phóng thử tên lửa ít nhất 4 lần nữa.

Nuri là chìa khóa trong kế hoạch Hàn Quốc lập một hệ thống vệ tinh định vị và một mạng lưới viễn thông 6G. Hàn Quốc còn có kế hoạch phóng nhiều vệ tinh quân sự, nhưng các quan chức phủ nhận rằng Nuri không hề có tính năng như một loại vũ khí.

Các vụ phóng tên lửa không gian lâu là một vấn đề nhạy cảm ở bán đảo Triều Tiên, chẳng hạn CHDCND Triều Tiên bị trừng phạt do chương trình tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Bài liên quan
Sa thải hàng loạt nhân viên mà không báo trước theo lệnh Elon Musk, Tesla bị kiện
Hai cựu nhân viên Tesla đã đệ đơn kiện công ty sản xuất ô tô điện của Mỹ, cáo buộc quyết định sa thải hàng loạt vi phạm luật liên bang do không thông báo trước về việc cắt giảm việc làm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc lại phóng tên lửa không gian Nuri