Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỉ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Hàn Quốc là nước dẫn đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam, chiếm tới 35% tổng số vốn.

Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore chiếm 50% số vốn đầu tư FDI tại Việt Nam

Trí Lâm | 19/07/2016, 17:26

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỉ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Hàn Quốc là nước dẫn đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam, chiếm tới 35% tổng số vốn.

Vốn FDI tăng thêm 11,2 tỉ USD

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.6.2016 cả nước có 1.145 dự án FDI mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký là 7,497 tỉ USD, tăng 95,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng theo thống kê này, có 535 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,787 tỉ USD, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỉ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 8,06 tỉ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 562,3 triệu USD, chiếm 4,9% tổng vốn đầu tư…

Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam lớn nhất

Về đối tác đầu tư, 6 tháng đầu năm 2016 có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,99 tỉ USD, chiếm 35,37% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,229 tỉ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,129 tỉ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 22 dự án cấp mới và 17 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,742 tỉ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư.

Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,63 tỉ USD, chiếm 14,45%. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,07 tỉ USD và 928,9 triệu USD.

FDI chiếm 71,2% kim ngạch xuất khẩu

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 58,565 tỉ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 71,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 57,434 tỉ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2015 và chiếm 69,8% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 47,296 tỉ USD, bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,6% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 11,269 tỉ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 10,138 tỉ USD không kể dầu thô.

Một số dự án lớn

Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15.4.2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỉ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....

Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.

Dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn 2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp vào lưới điện quốc gia; góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.

Dự án Midtown, tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt Sông Đuống, tổng vốn đầu tư đăng ký 224,3 triệu USD, do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Hà Nội

Dự án Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD với mục tiêu sản xuất các loại Giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng (sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu) tại Tiền Giang.

Trí Lâm
Bài liên quan
Đà Nẵng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty GFDI cùng thuộc cấp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đã khởi tố 5 bị can là lãnh đạo và nhân viên Công ty GFDI về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore chiếm 50% số vốn đầu tư FDI tại Việt Nam